Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Các loại đèn pha xe hơi

Kể từ khi ra đời, công nghệ đèn pha đã có những bước tiến dài. Từ đèn sợi đốt tuổi thọ ngắn đến công nghệ đèn bán dẫn không chỉ là chiếu sáng, LED đã trở thành một phần trong phong cách thiết kế xe.
Đèn sợi đốt truyền thống từng sử dụng trên xe hơi ở đầu thập kỷ 40 và rồi chúng dần bị thay thế bởi đèn ha-lo-gen vào cuối những năm 70. Vẫn đặt trong bầu kín nhưng ánh sáng được cải thiện rõ nét. Đến thập kỷ 80, có thể thay riêng bóng mà không cần thay cả bầu đèn. Nhà sản xuất xe hơi có cơ hội tạo ra nhiều kiểu dáng, phong cách đèn pha khác nhau, phối hợp cùng thiết kế toàn xe.
Đèn halogen của Philips.
Thập kỷ trước, ngành xe hơi đạt bước tiến dài trong công nghệ đèn pha bằng việc cho ra đời đèn xenon (High Intensity Discharge - phóng điện cường độ cao). Cường độ sáng tăng 60% so với đèn ha-lo-gen thông thường nhưng tiêu thụ năng lượng ít hơn trong cùng thời gian sử dụng.
Cuối cùng, loại đèn pha mới nhất sử dụng công nghệ đi-ốt phát quang với tên quen thuộc LED (Light Emitting Diode). Khá nhiều xe hiện đại sử dụng đèn LED cho việc chiếu sáng ban ngày, là một ví dụ. LED dựa trên cơ sở là chất bán dẫn Si-líc có khả năng chuyển hóa điện năng thành ánh sáng với hiệu suất cao. Nhỏ bé, sản sinh nhiệt ít, bền hơn các loại bóng khác, LED sẽ mở ra một tương lai đầy màu sắc cho công nghệ đèn pha ôtô.
Đèn pha sử dụng công nghệ LED trên Audi A8
Quay trở lại giai đoạn đầu với những loại đèn pha cổ điển sử dụng bầu kín. Khi bóng cháy, thật lãng phí nếu thay cả chụp đèn, do đó bạn chỉ nên thay bóng mà thôi. Các nhà sản xuất theo những tiêu chuẩn khác nhau, bởi vậy khi chọn hãy chú ý đặc biệt đến giá đỡ, hình dạng, kích thước và nhiệt độ màu. Bóng nguyên gốc trên xe thường làm việc ở dải nhiệt độ từ 3.800-4.000 độC, tạo ra ánh sáng gần giống ban ngày. Nếu ánh đèn phát ra có màu hơi xanh hoặc tía thì nhiệt độ dây tóc khoảng 4.700-5.700 độC. Nhiệt độ màu cao không đồng nghĩa sẽ cường độ sáng mạnh, nó chỉ đơn thuần làm thay đổi màu sắc ánh sáng phát ra.
So với bóng sợi đốt truyền thống, đèn ha-lo-gen có tuổi thọ vượt trội. Vì sử dụng thêm khí ha-lo-gen ngăn hiện tượng mòn do kim loại bay hơi ở nhiệt độ cao khiến dây tóc bị đứt. Một lưu ý khác, hãy luôn thận trọng với loại bóng giá rẻ hoặc không rõ nguồn gốc. Chúng có thể nhanh cháy hoặc dây tóc đặt sai vị trí làm giảm khả năng chiếu sáng trong đêm.
Bên trong cụm đèn Xenon
Cụm đèn pha thường sử dụng thấu kính hoặc gương cầu lõm để tăng cường độ và lái chùm sáng. Dây tóc sai vị trí trong bóng khiến vị trí tương đối của chúng so với thấu kính hoặc gương cầu không theo đúng tính toán của nhà sản xuất, kết quả là tạo ra chùm sáng bị lệch, bạn không tận dụng được tối đa ánh sáng khi lái xe.
Đèn Xenon có nguyên lý hoạt động khá đơn giản, chênh lệch điện thế tạo ra hiện tượng phóng điện giữa hai bản cực, nhiệt độ của tia lửa điện đưa các electoron trong phân tử khí lên trạng thái kích thích. Ánh sáng được sinh ra khi các electoron này chuyển về trạng thái bình thường.
Cấu trúc đèn Bi xenon trên Audi A6
Bản chất đèn Bi-xenon là đèn Xenon được cải tiến. Một động cơ điện nhỏ làm quay tấm phản xạ. Kết quả làm chùm sáng đổi hướng tạo ra chế độ pha, cốt. Tiêu chuẩn khắt khe và quy trình chế tạo phức tạp khiến chúng không hề rẻ. Bởi lẽ đó, loại đèn thường được trang bị trên xe sang.
Chưa được ứng dụng nhiều cho đèn pha, nhưng đèn LED đã xuất hiện trên xe khá nhiều, với ưu điểm sáng chói, tắt nhanh, tuổi thọ cao chúng đã được sử dụng là đèn phanh trên một số loại xe. LED sẽ là lựa chọn hàng đầu của các nhà sản xuất xe hơi trong tương lai.
Mọi chi tiết xin liên hệ :Trần Viết Nhàn
Email vietnhan158@gmail.com
Tel :0903 005621-0903 005631, http://www.otovnn.net/Home

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét