Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Các loại đèn pha xe hơi

Kể từ khi ra đời, công nghệ đèn pha đã có những bước tiến dài. Từ đèn sợi đốt tuổi thọ ngắn đến công nghệ đèn bán dẫn không chỉ là chiếu sáng, LED đã trở thành một phần trong phong cách thiết kế xe.
Đèn sợi đốt truyền thống từng sử dụng trên xe hơi ở đầu thập kỷ 40 và rồi chúng dần bị thay thế bởi đèn ha-lo-gen vào cuối những năm 70. Vẫn đặt trong bầu kín nhưng ánh sáng được cải thiện rõ nét. Đến thập kỷ 80, có thể thay riêng bóng mà không cần thay cả bầu đèn. Nhà sản xuất xe hơi có cơ hội tạo ra nhiều kiểu dáng, phong cách đèn pha khác nhau, phối hợp cùng thiết kế toàn xe.
Đèn halogen của Philips.
Thập kỷ trước, ngành xe hơi đạt bước tiến dài trong công nghệ đèn pha bằng việc cho ra đời đèn xenon (High Intensity Discharge - phóng điện cường độ cao). Cường độ sáng tăng 60% so với đèn ha-lo-gen thông thường nhưng tiêu thụ năng lượng ít hơn trong cùng thời gian sử dụng.
Cuối cùng, loại đèn pha mới nhất sử dụng công nghệ đi-ốt phát quang với tên quen thuộc LED (Light Emitting Diode). Khá nhiều xe hiện đại sử dụng đèn LED cho việc chiếu sáng ban ngày, là một ví dụ. LED dựa trên cơ sở là chất bán dẫn Si-líc có khả năng chuyển hóa điện năng thành ánh sáng với hiệu suất cao. Nhỏ bé, sản sinh nhiệt ít, bền hơn các loại bóng khác, LED sẽ mở ra một tương lai đầy màu sắc cho công nghệ đèn pha ôtô.
Đèn pha sử dụng công nghệ LED trên Audi A8
Quay trở lại giai đoạn đầu với những loại đèn pha cổ điển sử dụng bầu kín. Khi bóng cháy, thật lãng phí nếu thay cả chụp đèn, do đó bạn chỉ nên thay bóng mà thôi. Các nhà sản xuất theo những tiêu chuẩn khác nhau, bởi vậy khi chọn hãy chú ý đặc biệt đến giá đỡ, hình dạng, kích thước và nhiệt độ màu. Bóng nguyên gốc trên xe thường làm việc ở dải nhiệt độ từ 3.800-4.000 độC, tạo ra ánh sáng gần giống ban ngày. Nếu ánh đèn phát ra có màu hơi xanh hoặc tía thì nhiệt độ dây tóc khoảng 4.700-5.700 độC. Nhiệt độ màu cao không đồng nghĩa sẽ cường độ sáng mạnh, nó chỉ đơn thuần làm thay đổi màu sắc ánh sáng phát ra.
So với bóng sợi đốt truyền thống, đèn ha-lo-gen có tuổi thọ vượt trội. Vì sử dụng thêm khí ha-lo-gen ngăn hiện tượng mòn do kim loại bay hơi ở nhiệt độ cao khiến dây tóc bị đứt. Một lưu ý khác, hãy luôn thận trọng với loại bóng giá rẻ hoặc không rõ nguồn gốc. Chúng có thể nhanh cháy hoặc dây tóc đặt sai vị trí làm giảm khả năng chiếu sáng trong đêm.
Bên trong cụm đèn Xenon
Cụm đèn pha thường sử dụng thấu kính hoặc gương cầu lõm để tăng cường độ và lái chùm sáng. Dây tóc sai vị trí trong bóng khiến vị trí tương đối của chúng so với thấu kính hoặc gương cầu không theo đúng tính toán của nhà sản xuất, kết quả là tạo ra chùm sáng bị lệch, bạn không tận dụng được tối đa ánh sáng khi lái xe.
Đèn Xenon có nguyên lý hoạt động khá đơn giản, chênh lệch điện thế tạo ra hiện tượng phóng điện giữa hai bản cực, nhiệt độ của tia lửa điện đưa các electoron trong phân tử khí lên trạng thái kích thích. Ánh sáng được sinh ra khi các electoron này chuyển về trạng thái bình thường.
Cấu trúc đèn Bi xenon trên Audi A6
Bản chất đèn Bi-xenon là đèn Xenon được cải tiến. Một động cơ điện nhỏ làm quay tấm phản xạ. Kết quả làm chùm sáng đổi hướng tạo ra chế độ pha, cốt. Tiêu chuẩn khắt khe và quy trình chế tạo phức tạp khiến chúng không hề rẻ. Bởi lẽ đó, loại đèn thường được trang bị trên xe sang.
Chưa được ứng dụng nhiều cho đèn pha, nhưng đèn LED đã xuất hiện trên xe khá nhiều, với ưu điểm sáng chói, tắt nhanh, tuổi thọ cao chúng đã được sử dụng là đèn phanh trên một số loại xe. LED sẽ là lựa chọn hàng đầu của các nhà sản xuất xe hơi trong tương lai.
Mọi chi tiết xin liên hệ :Trần Viết Nhàn
Email vietnhan158@gmail.com
Tel :0903 005621-0903 005631, http://www.otovnn.net/Home

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Tìm hiểu hệ thống phanh xe: Phanh tang trống

Phanh tang trống, được biết đến rộng rãi trên xe đạp, xe máy và ô tô, là một bộ phận an toàn không thể thiếu trên những phương tiện giao thông.

Tìm hiểu về phanh tang trống
Hệ thống phanh tang trống, hay còn gọi là phanh guốc, có tên tiếng anh là DrumBrake. Phanh tang trống gồm những phần cơ bản như trống phanh, guốc phanh, má phanh và các bộ phận truyền lực khác.
Phanh tang trống trên xe đạp.

Tiền thân của phanh tang trống là loại phanh được dùng phổ biến ở bánh sau những chiếc xe đạp. Loại phanh này có cấu tạo người với phanh tang trống trên xe máy và ô tô, với trống phanh hình trụ tròn nằm bên trong, gắn cố định và quay cùng với bánh xe và má phanh nằm bên ngoài.Khi phanh, má phanh sẽ ép vào trống phanh, tạo lực ma sát khiến xe giảm tốc. Với cấu tạo đơn giản của chiếc xe đạp, phanh xe cũng rất đơn giản. Nhược điểm của loại phanh này là bụi bẩn dễ bám vào bề mặt phanh, khiến nó nhanh mòn và hiệu quả kém hơn.Sau này, người ta phát triển phanh xe đạp lên thành phanh tang trống như thường thấy hiện nay trên xe máy và ô tô. Loại phanh này có trống phanh bo phía ngoài, cũng được gắn cố định và quay cùng tốc độ của bánh xe.Hệ thống má phanh được gắn ở phía trong của trống phanh, cùng với những hệ thống lò xo dẫn động và truyền lực tạo thành một mâm phanh hoàn chỉnh. Khi phanh, má phanh sẽ được mở căng ra và ép vào trống phanh từ phía trong, tạo lực hãm để phanh xe.
Phanh tang trống trên xe máy, truyền lực phanh bằng cơ khí.
Trống phanh hình trụ, thường được làm bằng gang xám, chịu được mài mòn, có đồ bền rất cao, có khả năng tiêu tán nhiệt khi phanh, nhưng nhược điểm là khá nặng và dễ vỡ. Để tăng khả năng của trống phanh cũng như giảm trọng lượng, nhiều nơi thay gang xám bằng hợp kim thép, carbon và bề mặt ma sát bằng gang.Khi mở mâm phanh, ta sẽ thấy hai má phanh được dán cố định lên hai guốc phanh, ghép lại tạo thành hình tròn. Guốc phanh thường được làm từ nhôm đúc, có trọng lượng nhẹ và tản nhiệt tốt.Má phanh là bộ phận cần thay mới nhiều nhất trong hệ thống phanh tang trống. Má phanh được dán hoặc vít cố định lên guốc phanh, sẽ mòn đi khi phanh, do ma sát giữa má phanh và trống phanh. Khi má phanh mòn, ta có thể thay mới má phanh tại các điểm sửa chữa xe máy, ô tô. Thợ sửa xe sẽ dán má phanh mới lên guốc phanh, và hệ thống phanh tang trống sẽ có một chu kì hoạt động mới.Khi phanh mòn, nhất là trên xe máy, người lái có thể cảm nhận được dễ dàng bởi chân phanh phải đạp sâu hơn. Căng lại phanh tang trống là việc làm cần thiết nếu thấy phanh quá sâu. Nếu đã căng lại dây phanh, nhưng hiện tượng phanh không còn ăn vẫn diễn ra, đó là lúc bạn nên tháo mâm phanh để kiểm tra, lau sạch trống phanh và bề mặt má phanh, hoặc phải thay má phanh mới.Việc chỉnh lại phanh được hiệu như điều chỉnh khoảng cách giữa má phanh và trống phanh. Nếu khoảng cách lớn, người lái phải đạp chân phanh sâu thì phanh mới bắt đầu có tác dụng, gây nguy hiểm. Trái lại, việc chỉnh má phanh quá sát, chiếc xe sẽ có những tiếng kêu khi di chuyển, đó là tiếng cọ sát của má phanh với trống phanh, vừa khó chịu vừa gây tiêu tốn thêm nhiên liệu, mòn má phanh.Bảo dưỡng và kiểm tra phanh định kì là việc cần thiết, bởi phanh là hệ thống an toàn chủ động hữu hiệu nhất.
Ưu nhược điểm của phanh tang trống
Phanh tang trống trên ô tô, sử dụng truyền lực bằng thủy lực.

Nhược điểm lớn nhất của phanh tang trống là tản nhiệt. Cho dù sử dụng gang và nhôm là những vật liệu chính, nhưng do kết cầu kín nên khả năng tản nhiệt của phanh tang trống không đủ khiến phanh vẫn có nhiệt độ rất cao. Nhiệt độ cao kèm với việc biến dạng của má phanh, guốc phanh … và có thể gây mất phanh.Ngược lại, ưu điểm của phanh tang trống là giá thành rẻ, kỹ thuật không quá cao. Chính vì thế, phanh tang trống vẫn được áp dụng rộng rãi trên nhiều phương tiện, để tiết kiệm chí phí sán xuất và giảm giá thành.Hiện nay, phanh tang trống vẫn xuất hiện rộng rãi, trên những chiếc xe máy và ô tô. Phanh trước của xe máy đã dần chuyển sang sử dụng phanh đĩa, nhưng phanh sau hầu hết vẫn là phanh tang trống, do lo ngại về hiện tượng bó cứng phanh do phanh đĩa quá ăn ở bánh sau, gây nguy hiểm.

Theo : TPO

Mọi chi tiết xin liên hệ :Trần Viết Nhàn 
 Email vietnhan158@gmail.com
Tel :0903 005621-0903 005631, http://www.otovnn.net/Home

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Những điều cần lưu ý khi mua xe đã qua sử dụng

Mua một chiếc xe đã qua sử dụng là một lựa chọn thông minh phù hợp với túi tiền. Tuy vậy, người mua lại cần bỏ nhiều công sức hơn quan tâm đến "tiểu sử" của những chiếc xe.

Việc mua xe “chạy lướt” (thuật ngữ thông dụng ở Việt Nam để chỉ các xe đã qua sử dụng) là một hình thức sắm xế hộp phù hợp với những khách hàng có điều kiện kinh tế hạn chế. Nhưng một trong những vấn đề người mua xe chạy lướt luôn quan tâm hàng đầu đặt vào “tiểu sử” của chiếc xe. Mặc dù có thể người chủ cũ hoặc trung gian bán hàng không cố ý đánh lừa bạn, chiếc xe vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề mà bạn không thể kiểm tra qua trực quan thông thường hay thậm chí khi đã thử lái xe một đoạn ngắn.

Tại thị trường Việt Nam, các xe thuộc hạng sang như BMW, Mercedes, Audi… rất được ưa chuộng. Nắm bắt được thị hiếu này, các showroom nhanh chóng tìm nguồn hàng xe chạy lướt từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng. Giá cả có thể chênh lệch vài chục ngàn đô so với một chiếc xe mới nguyên nhưng hiệu quả sử dụng thì gần như tương đương nếu biết lựa chọn xe tốt.

Với các xe nhập về từ Mỹ, người mua sẽ dễ dàng tìm được “tiểu sử” của xe. Cùng với cảnh sát và cơ quan chuyên trách, các ô tô đăng ký đúng pháp luật và được phép lưu hành tại Mỹ đều có một bản báo cáo thông tin chi tiết về xe.

Dưới đây là một số điều kiện quan trọng cần lưu ý trong một bản thông tin xe, sẽ giúp bạn đưa ra đánh giá tốt nhất về chiếc xe chạy lướt cần mua.

·    Chủ sở hữu: Việc biết về chủ sở hữu của xe cũng rất đáng quan tâm. Nếu một chiếc xe đã qua nhiều chủ sở hữu có thể được bảo trì kém hơn vì không phải ai cũng nâng niu xế hộp. Ngoài ra, những xe đã từng là xe hơi cho thuê hay xe taxi thường có giá rẻ hơn vì không được bảo dưỡng tốt.

·    Địa điểm xe từng được sử dụng: Điều kiện thời tiết, địa hình, khí hậu nơi xe đã từng được sử dụng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng xe. Ví dụ: Ở nơi hay có lũ lụt, xe có thể từng bị ngập nước. Ở những nơi khí hậu vô cùng nóng nực hoặc có nhiều gió biển dễ gây ra hỏng hóc các bộ phận bên trong mà ngay chính chủ nhân cũ của xe có thể không biết. Việc biết địa điểm cũ xe từng “lưu trú” sẽ giúp chúng ta biết cần lưu tâm hơn kiểm tra các bộ phận nào trên xe, những bộ phận dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết nơi đó.

·   Tên và mô tả: Phải chắc chắn rằng chiếc xe bạn đang xem báo cáo giống với chiếc xe bạn đã quyết mua. Cẩn thận xem xét phần mô tả xe để tránh những trường hơp giả mạo. Việc đối chiếu mã VIN không cũng chưa đủ vì việc sao chép mã VIN xảy ra rất nhiều. Đối với những kẻ lừa đảo, chúng có thể sao lại mã VIN của một chiếc xe này để che giấu những thông tin bất lợi cho một chiếc xe khác (xe bị ăn cắp, gian lận đời xe,…)

·   Các dấu hiệu đáng ngờ: Cần chú ý các dấu hiệu đáng ngờ xuất hiện trên xe mà có thể trong báo cáo không có.

Đối với những xe ở Mỹ, bạn có thể dễ dàng tìm thấy “tiểu sử” của xe thông qua trang web carfax.com. Ở đây có lưu giữ “sơ yếu lý lịch” của hơn 8 tỷ ô tô từ Sở giao thông vận tải Mỹ và Canada cùng với hàng ngàn bản kiểm định xe, biên bản đấu giá xe, thông tin cho thuê, nhà sản xuất.
http://www.oto-hui.com/a3765/nhung-dieu-can-luu-y-khi-mua-xe-da-qua-su-dung.html

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Những chi tiết hay hỏng nhất trên ôtô

Mài mòn do hoạt động nhiều hoặc ảnh hường của các yếu tố môi trường, chế độ vận hành làm cho một số chi tiết bị lão hóa dẫn đến hư hỏng.

Trên mỗi xe, các chi tiết có tốc độ lão hóa, tần xuất thay thế không giống nhau. Những khuyến cáo dưới đây không phải đúng cho mọi trường hợp, nhưng sẽ là những gợi ý giúp bạn có định hướng tốt hơn trong sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa.
Định kỳ 3-6 tháng hoặc 5.000-8.000 km thay dầu bôi trơn một lần. Nên thay lọc dầu sau 2 lần thay dầu. Đó là những câu trả bạn sẽ nhận được khi hỏi bất kỳ thợ sửa xe nào.

Nên thay lọc dầu sau 2 lần thay dầu.
Nếu thường xuyên phơi mưa nắng, 2 năm là thời gian quá dài đối với sức chịu đựng của lớp cao su gắn trên gạt mưa. Rạn nứt, chai cứng hay chảy dẻo khiến lớp cao su trở nên vô dụng cho dù cần gạt vẫn ra sức quay.
Bên lề hội thi tay nghề giỏi 2011 do Ford tổ chức, khi được phóng viên hỏi, một kỹ thuật viên cho biết, trong điều kiện bụi bẩn như ở Việt Nam nên định kỳ vệ sinh lọc gió 3 tháng một lần. Nếu tài xế thường xuyên lấy gió ngoài, lọc điều hòa sử dụng trong khoảng 6 tháng.
Thường xuyên chở tải nặng, hoặc đi trong phố đông làm tăng tốc độ mòn má phanh. Ở những dòng xe cao cấp thường trang bị cảm biến báo mòn tự động, vấn đề đơn giản chỉ là thay má khi nhận được thông báo. Cơ cấu báo mòn cơ khí sử dụng ở những mẫu xe cấp thấp hơn.
Khi phanh xuất hiện tiếng kẹt ở cơ cấu phanh với tần số thay đổi theo tốc độ, thì đa phần các trường hợp là mòn má phanh. Không phải lúc nào mọi hệ thống cũng hoạt động trơn tru, cơ cấu báo mòn cũng vậy. Vì thế, sau 3-5 năm sử dụng hoặc 50.000-120.000 km dù không có bất thường nào, bạn cũng nên kiểm tra cơ cấu phanh vì rất có thể các má đã mòn trơ và cào sát đĩa phanh.
Bên cạnh nguyên nhân mòn má phanh gây hiện tượng đạp phanh không ăn, hãy nghĩ tới các gioăng cao su làm kín. Vấn đề hở gioăng có thể xuất hiện khi xe đi 160.000 km, nhưng nếu cố rà phanh liên tục, nhiệt độ tăng cao ở cơ cấu phanh, các gioăng có thể hỏng bất cứ lúc nào.
Xe không chạy, ắc-quy vẫn trong tình trạng làm việc, bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo nên thay chúng sau 4-5 năm sử dụng.
Với đèn Xenon hay LED, cháy bóng không còn là vấn đề lớn. Nhưng trên những loại bóng sợi đốt truyền thống thì lại khác. Cuộc sống của chúng kéo dài khoảng 7 năm. Xe thường xuyên đi đêm hoặc trên đường xóc làm cho thời điểm này đến nhanh hơn.
Nếu xe sử dụng thường xuyên, trung bình khoảng 19.000 - 24.000 km mỗi năm, hoa lốp sẽ bị mòn trước khi lớp cao su tổng hợp bị thoái hóa. Nhưng nếu chỉ chạy xe vào dịp cuối tuần khoảng 10.000 km/năm, lốp có thể bị lão hóa trước khi mòn quá mức. Tốt nhất không nên sử dụng lốp quá 6 năm bởi khi đó lớp cao su lão hóa có thể làm tăng nguy cơ nổ lốp.
Bu-gi platin hoặc iridi thường có tuổi thọ 160.000 km hoặc 8 năm. Tuy nhiên, chúng có thể phải được thay thế trước đó nếu phát hiện đầu nến đánh lửa có quá nhiều cáu bẩn, dính muội dầu hoặc phần sứ bị nứt.
Máy phát là nguồn cung cấp điện chính khi động cơ làm việc. Tăng phụ tải sẽ rút ngắn tuổi thọ làm việc của máy. Cũng có nhiều trường hợp thợ bắt sai bệnh dẫn tới việc thay thế nhầm máy phát. Nếu khả năng nạp điện cho ắc-quy kém, cần kiểm tra các điện cực của bình điện, rồi hãy thực hiện các bước kiểm tra khác. Trước khi đưa ra quyết định thay thế, bạn nên đề nghị thợ kiểm tra lại tính năng của máy phát bằng đồng hồ đo điện.
Bơm nhiên liệu cũng là chi tiết thường bị thay oan. Sau khi thay lọc xăng, áp suất phun vẫn thấp, một số gara thường quy cho bơm bị lỗi và đưa ra quyết định thay mới. Nhưng thực tế, vấn đề lại nằm ở bộ ổn định áp suất, tắc đường ống, hoặc hệ thống điện có vấn đề. Bơm thường gặp hỏng sau năm thứ 6 trở đi, nguyên nhân phổ biến là do thói quen thường xuyên để nhiên liệu trong bình ở mức thấp làm bơm không được bôi trơn đầy đủ.
Bơm nước rất ít hỏng, nếu có thường sau 6-8 năm, vấn đề phổ biến là mòn bạc làm kín. Nước làm mát không lưu thông, động cơ quá nhiệt.
Cháy cầu chì thường xuyên đồng nghĩa với hệ thống điện đang có vấn đề. Cầu chì có chức năng bảo vệ mạch điện, nó bị đứt chứng tỏ đã có dòng điện cao chạy qua. Nguy cơ cháy nổ xe sẽ tăng nên nhiều lần nếu sử dụng cầu chì có dòng định mức cao hơn quy định.

Sử dụng cầu chì có dòng điện định mức cao hơn quy định làm tăng quy cơ cháy nổ.
Tuổi thọ của các cảm biến động cơ trên 250.000 km, với cảm biến oxy khoảng 160.000 km vì chúng thường két dinh nhiều bụi bẩn, muội than. Dây cảm biến đứt thường làm đèn Check Engine sáng.
Ống tiêu âm trên các xe hiện đại làm bằng thép không rỉ, có độ bền trên 10 năm hoặc 160.000 km hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, môi trường ẩm, nhiều muối có thể rút gắn tuổi thọ của chi tiết này.
Trong khi giảm chấn thường làm mền hệ thống treo khi xe chạy 80.000-120.000 km, thì các thanh giằng liên kết gần như chẳng bao giờ gặp sự cố trong suốt đời xe. Với tài non hoặc những người có kỹ năng ra vào số kém, mức 160.000 km cho một lá côn sẽ luôn là một giấc mơ xa vời.
Làm việc thường xuyên, bền bỉ nhưng ít gặp hư hỏng nhất có lẽ là hộp số tự động. Tuy nhiên, hư hỏng có thể xuất hiện khi xe chạy được 100.000 km, mà nguyên nhân thường thấy là do xe quá tải, tăng giảm ga đột ngột hoặc bất kỳ yếu tố nào làm nóng hộp số quá mức.
Theo : Vnexpress


Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Nissan Teana 2012 tiện nghi đem lại cho mọi người

Chủng loại
Nissan Teana 2.0 Xtronic CVT
Hãng sản xuất
Nissan Taiwan
Giá ( USD )
Kích thước ( D x R x C )
4.850 x 1.795x 1.475
Chiều dài cơ sở ( mm )
2.775
Tự trọng/Tổng trọng lượng ( kg )
1.447/1.900
Dung tích xi lanh ( cc )
1.997 – I4 DOHC XTRONIC CVT
Hộp số
Số tự động 05 cấp
Công suất lớn nhất (ps/rpm)
136/5.600
Momen xoắn lớn nhất (kg.m/rpm)
19,4/4.400
Cỡ lốp (trước/sau)
255/65 R16 – Lazang đúc
Loại nhiên liệu
Xăng
Dung tích bình nhiên liệu ( lít )
70
Màu sắc :Đen ,Xám ,Bạc
Nét đặc trưng riêng biệt xe Nissan Teana 2.0 XTRONIC CVT
- Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
- Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
- Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BAS
- Chế độ đi ga tay (Cruise Control ) tích hợp trên Vô lăng
- Điều khiển từ xa tích hợp trên chìa khóa chống trộm , chìa khóa thông minh Smart Key ( nút khởi động Start – Stop )
- Gương kính điều khiển điện, gương chiếu hậu gập điện, khóa cửa trung tâm.
-Vô lăng điều chỉnh gật gù, Trợ lực lái
- 02 túi khí an toàn hàng ghế trước
- Điều hòa tự động 02 vùng, cửa gió hàng ghế sau.
- Đèn pha chiếu sáng tự động – chức năng điều chỉnh góc chiếu ( 03 chế độ ). Đèn gầm
 - Ghế lái điều khiển điện 08 hướng. - Rửa đèn pha tự động
-Hệ thống âm thanh 07 loa,DVD 03 màn hình ( 01 màn hình trung tâm + 02 màn hình trên tựa đầu hàng ghế trước ), CD 06 đĩa, MP3, cổng kết nối USB,
- Tích hợp phím âm thanh trên vô lăng
-Nội thất da cao cấp, cánh cửa – tay nắm cửa, nội thất ốp vân gỗ
- Kính lái chống tia UV, La răng đúc hợp kim nhôm 16 inch
-Cảnh báo lùi, Camera lùi tích hợp trên màn DVD trung tâm.
- Đèn phanh thứ 3 trên cao, đèn hậu LED, đèn gầm
- Ốp bậc lên xuống Crom – có đèn LED, Xin nhan trên tay gương
- Tay mở cửa mạ Crom, nẹp kính cửa mạ Crom, nẹp sườn mạ Crom
Mọi chi tiết xin liên hệ :Trần Viết Nhàn 
Email vietnhan158@gmail.com,
Tel :0903 005621-0903 005631, http://www.otovnn.net/Home


Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

HD 72 máy lớn bạn chở được nhiều


CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT KIỂU : HD 72 (3,5 TONS)
 Loại phương tiện :Oto chassis tải
 Hệ thống lái : Tay lái thuận
 Buồng lái : Tiêu chuẩn
 Chiều dài cơ sở : Dài
KÍCH THƯỚC 
 Chiều dài cơ sở : 3735 mm
 Chiều dài tổng thể ài: 6624mm, Rộng: 2000mm, Cao:2205mm
 Chiều rộng cơ sở :Trước :1650mm , Sau :1495mm
 Số chổ ngồi : 03
 Khoảng sáng gầm xe : 235mm
TRỌNG LƯỢNG 
 Trọng lượng không tải :2375 kg
 Trọng lượng toàn tải : 6900 kg
 Phân bổ cầu trước : 2600 kg
 Phân bổ cầu sau : 4300 kg
TÍNH NĂNG 
 Vận tốc tối đa : 103 km/h
 Bán kính quay vòng tối thiểu :7,3m
ĐỘNG CƠ 
Kiểu : D4DB (EURO 2) Turbo-charged intercooled
 Số xy lanh : 4 xy lanh thẳng hàng
 Công suất tối đa : 130PS /2900rpm
 Momen tối đa : 37kg.m/1600rpm
 Bình điện : 24V- 90AH
 Hộp số : M035S5 (5 số tới, 1 số lùi)
 Tỷ số truyền cầu sau : 6,666
 Lốp xe : 7.50R *16-12PR
 Phanh dạng tang trống mạch kép thủy lực,có trợ lực chân không
 Phanh tay :Cơ cấu cơ khí khóa trục dẫn động chính
 Hệ thống treo :Nhíp trước và sau hình bán nguyệt tác dụng hai chiều
 Thùng nhiên liệu : 100 lít
Quy Cách thùng Bạt và Kín
 - Kích thước lọt lòng(DxRxC) mm:
 4855 x 2070 x 2260 (Thùng tiêu chuẩn)
 - Đà dọc U120 đúc
 - Đà ngang U80 đúc
 - Sàn sắt phẳng dày 2,5 mm
 - Vách ngoài Inox 430 sóng
 - Khung trụ U đúc
 - Vách trong tole kẽm
 - Vè Inox 430
 - Khóa và tay khóa dài Inox 430
 - Hai cửa sau kiểu container
 -Trang bị hai cản hông bằng sắt sơn màu
- Xe được bảo hành trong thời gian 18 tháng hoặc 80.000 km, tuỳ theo điều kiện nào đến trước kể từ ngày giao xe theo tiêu chuẩn của Hyundai.
 - Thùng được bảo hành 12 tháng hoặc 20.000km, tuỳ theo điều kiện nào đến trước kể từ ngày giao xe theo tiêu chuẩn của Hyundai.
 Mọi chi tiết xin liên hệ :Trần Viết Nhàn 
 Email vietnhan158@gmail.com,
Tel :0903.005621-0903.005631, http://www.otovnn.net/Home