Xe hơi hay ô tô là loại phương tiện giao thông chạy bằng bánh có chở theo động cơ của chính nó. Tên gọi ô-tô du nhập từ tiếng Pháp (automobile), tên tiếng Pháp xuất phát từ từ auto (tiếng Hy Lạp, nghĩa là tự thân) và từ mobilis (tiếng Latin, nghĩa là vận động).
Từ automobile ban đầu chỉ những loại xe tự di chuyển được gồm "xe không ngựa" và 'xe có động cơ'. Còn từ ô tô trong tiếng Việt chỉ dùng để chỉ các loại có 4 bánh. Chữ xe hơi bắt nguồn từ chữ Hoa 汽车, phát âm theo Hán Việt là khí xa. Còn người Nhật gọi xe hơi là 自動車 (tự động xa) nghĩa là xe tự động.
Tới năm 2005 cả thế giới có khoảng 600 triệu xe hơi (0,074 trên đầu người).
Lịch sử hình thành và phát triển
Cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử thiết kế ô tô là sự ra đời của động cơ chạy xăng dầu vào năm 1885-1886 do công của hai nhà phát minh Gottlieb Daimler và Karl Benz, đồng thời là phát minh động cơ đốt trong 4 thì của Nicolaus August Otto năm 1876, mở ra thời kì của những chiếc ô tô hiện đại ngày nay. Sự hoàn thiện của động cơ thời kì này kéo theo sự phát triển và thay đổi của thiết kế mẫu mã, kiểu dáng và cấu tạo của xe.
Những bộ phận chính trong thiết kế của một chiếc xe hiện đại gồm bộ ly hợp điều khiển bằng bàn đạp, hệ truyền động, hộp số, lưới tản nhiệt phía trước, hệ thống phanh, hệ thống treo, động cơ được đặt phía trước xe và bánh lái định hướng phía sau tạo ra độ cân bằng hơn và khả năng vận hành tốt hơn cho chiếc xe.
Lịch sử ô tô thế giới liên tục chứng kiến những thay đổi trong xu hướng thiết kế. Đầu tiên là khuynh hướng thiết kế những chiếc xe xa hoa nhằm vào giới thượng lưu, Nước Ý được xem như cái nôi của những mẫu xe cổ điển và quý phái. Đại diện tiêu biểu có thể kể đến là Fiat, Lancia, Alfa Romeo. Với kiểu dáng thanh lịch, những chi tiết đẹp mắt, những đường cong gợi cảm và nội thất sang trọng, những chiếc xe như Aprilia Coupe, Fiat1500, Alfa 6 C 2300 “pescara” Coupe đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho một xã hội thượng lưu giàu có.
Alfa Romeo G1, một trong những dòng xe Alfa Romeo đầu tiên
VÌ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 và đặc biệt là chiến tranh thế giới, đường lối thiết kế buộc phải thay đổi hoàn toàn theo hướng tiết kiệm chi phí triệt để trong điều kiện khó khăn về tài chính.
Sự sang trọng và thanh lịch tạm thời không còn là yếu tố hàng đầu nữa. Sự phát triển của công nghệ chế tạo động cơ và công nghệ đúc thời kì này đã cho ra đời những chiếc xe tiện dụng, nhẹ hơn, khoẻ hơn và công suất ổn định hơn nhờ được cải tiến về nguyên-nhiên liệu với chi phí thấp hơn.
Thời kì hậu chiến chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu sử dụng ô tô và ngành thiết kế xe bắt đầu được mùa phát triển. Một loạt những mẫu thiết kế mới vềmẫu mã và kiểu dáng phong phú, đa dạng xuất hiện. Chiếc xe Mercury và một số mẫu xe Ford tung ra thị trường năm 1949 dấy lên một phong cách thiết kế mới với thân xe cao, gầy và diện mạo hoàn toàn khác so với những mẫu xe của những năm 1930, 1940 trước đó. Một cải tiến đáng chú ý khác trong thời kì này do hãng Hudson (Mỹ) đưa ra là mẫu xe có gầm thấp khiến trọng lượng xe thấp đi và độ bám đường cho thân xe tăng lên.
Ford 1949
Hai thập kỷ 50 và 60 tiếp theo xuất hiện một loạt những đổi mới chưa từng có trong thiết kế ô tô. Khởi đầu là trào lưu mạ xe bằng crôm rộ lên như một biểut ượng cho sự phát triển và thịnh vượng của xã hội.
Cũng trong thời gian này các nhà thiết kế đưa ý tưởng độc đáo kết hợp những đường nét của máy bay và tàu hoả trong hình dáng của ô tô. Khi hiện thực hoá ý tưởng này, những chiếc xe với thiết kế rất lạ mắt ra đời với mũi xe đậm và đuôi sau dạng vây cá, tiêu biểu là chiếc Cadillac Series 62 có đuôi xe cao tới 0,3m và cặp gương hình đạn nhô ra phía sau.
Vào cuối nhữngnăm 50, đầu những năm 60 hai mẫu xe thể thao đầu tiên trên thế giới ra đời,chiếc Ford Thunderbird và Chevrolet Corvette đánh dấu sự bùng nổ của trào lưuxe thể thao với động cơ V8 đầy sức mạnh. Các nhà thiết kế Mỹ thời kì này hiểurằng đã đến thời đại mà những người Mỹ trẻ tuổi không còn hứng thú với những kiểu xe gia đình tiện nghi và êm ái kiểu truyền thống nữa. Cái họ tìm kiếm là sức mạnh và tốc độ.
Chevrolet Corvette SS 1957
Chevrolet Corvette 1959
Những chiếc xe như GTO, Ford Mustang với động cơ 6,3L V8 mạnh mẽ lần lượt ra đời chính là sự đáp lại hoàn hảo để thoả mãn niềm đam mê tốc độ của tuổi trẻ. Phong cách mạnh mẽ trong thiết kế này tiếp tục phát triển trong suốt thập kỷ 60 nhưng theo chiều hướng ngày càng tinh tế hơn, kết hợp cả sức mạnh của động cơv à trang bị tiện nghi và thoải mái cho chiếc xe.
Trào lưu xe thể thao đạt tới đỉnh cao vào năm 1970 rồi dần lắng xuống nhường chỗ cho một xu hướng thiết kế mới.
Những chiếc xe thể thao công suất lớn được coi như nguyên nhân chính gây ra nạn ô nhiễm môi trường và tiêu tốn nhiên liệu không cần thiết. Thế chỗ cho chúng trong những năm tiếp theo của thập kỷ 70 là những chiếc xe nhỏ và nhẹ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn hẳn.
Tuy nhiên nhữngdòng xe thể thao mạnh mẽ vẫn tiếp tục được sản xuất và tiêu thụ bởi một bộ phận những người say mê và ham thích sức mạnh. Sự kết hợp tuyệt vời hai xu hướng thiết kế này diễn ra vào buổi bình minh của thập kỷ 80 khi việc thiết kế xe được trợ giúp bởi sự phát triển của công nghệ thông tin. Nhờ hệ thống kiểm soát động cơ bằng máy tính, các nhà thiết kế và chế tạo đã tạo ra động cơ vừa có công suất lớn vừa thân thiện với môi trường.
Với công nghệ thiết kế tuyệt vời này, một lần nữa trào lưu động cơ sức mạnh lại bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết với sự trở lại tiêu biểu của Ford Mustang vào năm 1979. Thêm vào đó là sự phát triển của công nghệ tuabin tạo ra những động cơ nhỏ nhẹ hơn nhưng công suất lớn hơn gấp nhiều lần.
Ford Mustang 1979
Sang trọng, tiện nghi, vừa mạnh mẽ, tốc độ vừa êm ái, an toàn khi vận hành là tiêu chuẩn thiết kế lý tưởng nhất của một chiếc xe hiện nay.
Trong tương lai, xu hướng thiết kế chính của công nghiệp ô tô thế giới có thể sẽ là sự giao thoa, kết hợp theo hướng phát triển giữa những nét truyền thống và hiện đại trong mẫu mã, mạnh mẽ và tiện nghi của động cơ và trang bị.Sự kết hợp này là nhân tố tạo nên một diện mạo đa dạng và phong phú của công nghiệp chế tạo ô tô thế giới, một khuôn mặt đa chiều.
http://otovnn.net/Home
http://www.oto-hui.com/a3491/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-nganh-thiet-ke-o-to.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét