Kể từ ngày 23/9 đến 6/11/2011, Hàn Quốc tổ chức lễ hội Thiên Niên bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana. Bộ sưu tập này bao gồm hơn 80 ngàn bảng khắc gỗ dùng để in ấn kinh Phật. Dưới triều đại Goryeo (918-1392), các vì vua đã ra lệnh khắc kinh Phật trên các tấm bảng gỗ, tụng kinh cầu nguyện Phật trời phò hộ cho xứ sở Triều Tiên thoát khỏi sự xâm lăng của đạo quân viễn chinh Mông Cổ. Được lưu trữ tại chùa Haeinsa kể từ thế kỷ thứ 13 trở đi, 80 ngàn bảng khắc gỗ này được chia thành 6568 tập, cất giữ trong kho Tàng Kinh Các.
Tọa lạc trên miền cao dãy núi Gayasan, cách Seoul 350 cây số về phía Đông Nam, ngôi đền Haeinsa ngẫu nhiên trở thành một trong những ‘‘thư viện Phật giáo’’ lớn nhất hành tinh, với một đặc điểm mà không nơi nào có : đó là thư viện không được bao bọc che kín, mà lại rất thông thoáng, nhờ khí hậu khô ráo và gió lạnh cao nguyên mà bộ kinh Phật khắc gỗ mới được bảo tồn nguyên vẹn. Lễ hội Thiên Niên bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana đã bắt đầu kể từ cuối tuần qua. Từ Seoul, thông tín viên đài RFI Frédéric Ojardias tường thuật về buổi lễ rước Kinh Phật về chùa Haeinsa.
"Lễ hội khai mạc trong tiếng trống tiếng kèn. Dưới ánh nắng chói chan, hàng trăm Phật tử tham gia buổi lễ rước kinh. Cùng nhau, họ tái tạo hoạt cảnh lịch sử thời xưa : thời mà các tấm bảng khắc gỗ được giao lại cho các chức sắc tôn giáo, đưa về chùa Haeinsea để cất giữ. Mỗi Phật tử mặc y phục truyền thống, đội trên đầu một tấm bảng khắc gỗ, bước chân chầm chậm theo tiếng trống nhịp nhàng, nhan khói lan toả, không khí trang nghiêm. Ngay trước cổng chùa, nơi mà người ta có thể nhìn tận mắt bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana, khách hành hương cũng như du khách nước ngoài nối bước một hướng dẫn viên Hàn Quốc, để nghe các lời giải thích.
Một khi bước vào chùa Haeinsea, du khách ngoảnh mặt nhìn quanh một vòng để chiêm ngưỡng các tấm bảng khắc gỗ, xếp theo hàng dọc đặt theo trình tự trên các kệ tủ. Theo lời nhân viên hướng dẫn, cho đến giữa thế kỷ XV, người Triều Tiên chủ yếu dùng Hán tự (hanja). Mãi đến năm 1443, nhà vua Sejong mới sáng chế bảng mẫu tự Triều Tiên (hangeul), để thay thế cho chữ Hán. Điều đó giải thích vì sao toàn bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana của xứ Triều Tiên lại được viết bằng Hán tự.
Trong một thời gian dài, các vì vua Triều tiên đã cho khắc 81258 tấm bảng gỗ. Nếu xếp chồng các bảng gỗ lên nhau, bộ Kinh Phật sẽ đồ sộ như một đỉnh núi cao hơn 3 ngàn thước. Nếu xếp theo hàng dọc, chiều dài của nó lên đến khoảng 60 cây số. Cũng theo lời hướng dẫn viên, có tổng cộng 52 triệu Hán tự đã được ghi khắc trên bộ Kinh Phật, tức là còn cao hơn cả dân số Hàn Quốc hiện giờ.
Trước cảnh tượng độc đáo, du khách tha hồ mà chiêm ngưỡng nhưng tuyệt đối không được sờ mó vào các tấm bảng gỗ. Chỉ có các tăng lữ chuyên trách về việc bảo quản Tàng Kinh Các mới được quyền di chuyển, thay đổi chỗ sắp đặt các tập kinh. Không khí trang nghiêm tại ngôi đền khiến cho du khách trở nên rón rén, như thể họ không dám cử động, tránh gây tiếng ồn. Theo lời anh Adolpho de Concesao, một du khách ngoại quốc, bất cứ ai đến đây đều cảm nhận được bầu không khí vô cùng trong lành, tuyệt đối yên tĩnh. Anh thật sự cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng trong tâm hồn. Đối với anh, chuyến đi thăm ngôi đền Haeinsa là một cuộc hành trình bất động, ngược dòng trong thời gian, trở về quá khứ.
Về phần mình, anh Chiangtai là một du khách đến từ Sri Lanka. Anh cho biết anh là một Phật tử sùng đạo, đến thăm ngôi chùa Haeinsa như một địa điểm hành hương. Theo anh, bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana xứng đáng được bảo tồn kỹ lưỡng vì giá trị của bộ sưu tập này vượt ra ngoài biên giới Hàn Quốc. Còn tại Sri Lanka, nước này cũng có lưu trữ trong các ngôi chùa nhiều bộ Kinh Phật, nhưng chủ yếu viết bằng tiếng Phạn mà người Sri lanka gọi đó là Tipitaka thay vì Tripitaka.
Đa số các bộ Kinh Phật của Sri Lanka được in trên giấy, đóng thành sách. Trong khi bộ Kinh Phật của Triều Tiên do được khắc trên gỗ dùng để in ấn thành nhiều bản sao (xylography), cho nên trên các tấm bảng, các chữ Hán đều được khắc ngược. Để có thể đọc được các Hán tự, người ta buộc phải dùng bằng gỗ in lên vải hay in lên giấy. Nhưng các bộ Kinh Phật của Hàn Quốc hay của Sri Lanka đều có cùng một mục tiêu như nhau : truyền giáo, thuyết pháp và giảng đạo.
Vào buổi chiều, khi ánh nắng không còn gay gắt như lúc giữa trưa, không khí vô cùng yên lặng như thể bừng tỉnh với tiếng chuông ngân vang từ xa, vọng từ phía hành lang bên sân trong của ngôi chùa. Lúc đó, người ta mới nghe thấy tiếng động của giới tu hành, tăng lữ chuẩn bị cho giờ tụng kinh, niệm Phật. Hòa thượng Songhak, chủ trì ngôi chùa Haeinsa, cho biết ý nghĩa của bộ Tripitaka Koreana. Từ khi bộ Kinh Phật được rước về chùa, đền Haeinsa càng xứng đáng với mệnh danh Ngôi chùa của Mặt biển Thanh bình".
Bộ Kinh Phật Tripitaka đã được khắc trên gỗ để nguyện cầu Đức Phật che chở phù hộ cho đất nước Triều Tiên, đang bị quân Mông Cổ xâm chiếm bờ cõi. Các tấm bảng gỗ đều chứa đựng lời giảng dạy của Đức Phật, khuyên con người phải tích đức tu tâm. Cát lành hay hung dữ, mọi chuyện trên đời đều là cơ hội để cho ta nhìn lại cái tâm của chính mình. Sự hiện hữu của bộ Kinh Phật nhắc nhở là con người nếu muốn có sự thanh bình, phải nghiệm chữ bất bạo động. Hai điều này đi liền với nhau, không thể tách rời được. Mong rằng lời dạy của Đức Phật, sẽ sớm giúp cho con người giác ngộ, thoát khỏi sự hung hãn điên cuồng của chính mình.
Theo các chuyên gia về Phật giáo, Tripitaka có nghĩa là "Tam Tạng" gồm ba bộ : kinh, luật và luận (tiếng Phạn gọi là Tipitaka). Trên thế giới đã có nhiều bảng khắc gỗ, chẳng hạn như bộ kinh Phật khắc gỗ đầu tiên của Trung Quốc vào đời Tống, cuối thế kỷ thứ 10. Nhưng phiên bản này lại không được bảo tồn nguyên vẹn. Cho nên Tripitaka của Triều Tiên dưới triều đại Goryeo được xem là bộ Kinh Phật viết bằng Hán tự, cổ xưa nhất và đầy đủ nhất đúng theo phong cách thư pháp và nghệ thuật điêu khắc.
Ngoài giá trị tôn giáo, bộ Tripitaka còn có một tầm quan trọng đáng kể về mặt lịch sử. Đó là bằng chứng cho thấy các triều đại vua chúa ở Triều Tiên đã nâng đạo Phật lên hàng quốc giáo. Bộ kinh Phật đầu tiên được hoàn tất vào năm 1087. Rồi sau đó mới đến bộ khắc gỗ Tripitaka.
Công việc khắc gỗ tạo điều kiện thuận lợi cho việc in ấn các bản sao để dễ dàng phổ biến rộng rãi hơn qua việc phân phát cho các ngôi chùa trên khắp lãnh thổ. Điều đó giúp cho Phật giáo phát triển mạnh mẽ trên đất nước Triều Tiên. Sự sùng đạo cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn di sản văn hóa mà trong mắt người dân thuộc vào hàng Bảo vật Linh thiêng.
Bất kể giao tranh với ngoại bang hay xung đột nội chiến, bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana đã tồn tại trong vòng nhiều thế kỷ, phần lớn nhờ vào bàn tay sáng tạo của con người và kế đến nỗ lực bảo tồn. Trong phần sáng tạo, các tấm bảng khắc gỗ gồm nhiều công đoạn cầu kỳ. Gỗ được ngâm thuốc để tránh không cho thấm nước và ít bị mục ruỗng. Công phu hơn cả là công việc ghi khắc và tạc chữ, nhất là tất cả các cổ tự viết bằng chữ Hán đều được khắc ngược. Khắc chữ xong, các bảng gỗ lại được sơn dầu, để tránh cho côn trùng bọ mối làm hư gỗ.
Không có một sách sử nào cho biết để hoàn tất toàn bộ khắc gỗ này, những người thợ khắc đã lỡ tay làm hỏng bao nhiêu tấm hay viết sai bao nhiêu lần. Hơn 80 ngàn bảng khắc gỗ, nhưng không có tấm nào bị ghi trật một chữ. Phi thường hơn thế nữa vì theo các chuyên gia về thư pháp, công việc khắc chữ là do nhiều thợ khắc làm ra nhưng khi nhìn một cách tổng thể, thì bút pháp sinh động đến nỗi người ta tưởng đây là sáng tác từ bàn tay của một con người duy nhất.
http://saga.vn/Kienthucdilai/Vanhoa/23946.saga
http://otovnn.net/Home
Ngôi nhà của Chúng Ta nơi chốn để đi về , nơi thấy sự mong đợi của người thân , tình cảm của người thân dành cho Chúng Ta & về nhà thôi !
Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011
Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011
Nguồn gốc và cách làm việc của lốp xe?
Đầu tiên hơi lốp xe được tạo ra bởi Scot John Boyd Dunlop để hỗ trợ cho chiếc xe đạp của con trai ông ấy.
Con trai ông ấy thường xuyên than phiền là bị đau đầu do sự xóc khi đi trên đường. Nhưng chính thức thì Robert William Thomsom được công nhận là người phát minh ra ý tưởng của lốp xe
Các công ty về lốp xe bắt đầu thành lập từ đầu thế kỹ 20. Kể từ sau đó thì các nhà chế tạo lốp xe đã phát triển nhanh chóng và ba công ty hàng đầu đã cho biết họ đã và đang cung cấp cho thị trường toàn cầu khoảng 60% về sản phẩm lốp xe. Hơn 400 công ty về lốp xe sản xuất hơn 1 tỷ lốp xe hàng năm.
Thông tin về kích cỡ, an toàn, tải trọng và áp suất lốp xe
Các lốp xe được tạo bởi cao su dẻo, liên kết với dây và khung kết cấu. Các lốp xe của ô tô thì hỗ trợ trong việc thắng, tải trọng, kéo và lái xe. Các bánh xe cũng làm nhiệm vụ hấp thụ dao động do các va đập trên mặt đường và giúp cho xe có thể chạy êm ái.
Các kiểu lốp xe khác nhau được sử dụng phụ thuộc vào tính chất mặt đường yêu cấu. Các lớp của lốp xe là lớp cao su đặc, lớp bố sợi dệt chéo và lớp trong cùng gọi là lớp bố ngang.
Kết cấu cơ bản của lốp xe
Chúng ta có thể giảm thiểu việc kiểm tra và sữa chữa cho xe bằng cách kiểm tra áp suất lốp xe một cách thường xuyên với một thiết bị đo áp suất lốp xe. Sau khi kiểm tra áp suất xong, ráp lại nắp của van hơi để ngăn hơi ẩm vào bên trong van.
Các lốp xe có thể có tuổi thọ khác nhau tùy thuộc vào thói quen lái xe và tình trạng mặt đường. Kiểm tra dạng mòn của lốp xe, điều này có thể cảnh báo về việc có thể có vấn đề ở hệ thống treo hoặc hệ thống lái. Click this bar to view the original image of 610x373px.
Các dạng mòn của lốp xe
Thỉnh thoảng lốp xe sẽ có các dạng vệt mòn không bình thường như các vệt mòn phẳng, vệt sâu hay vệt mòn quá lớn trên một bề mặt của lốp xe. Nhưng tất cả chúng đều có thể trở thành dấu hiệu của xe sự quá tải, vấn đề cân bằng, hư hỏng ở các bộ phận của hệ thống treo phía trước hoặc sự sai lệch.
Kiểm tra các lốp xe xem có các lỗ thủng nhỏ, các vết cắt và các vật đâm vào như vít, đinh, thủy tinh vỡ và kim loại. Một lỗ thủng nhỏ có thể làm cho hơi bay hết ra ngoài, có thể kiểm tra bằng cách phun nước xà phòng lên khu vực khả nghi và tìm các bong bóng nổi lên.
Các miếng dán vá lốp có thể được dán bên trong lốp xe. Dụng cụ ghim lốp xe cũng được sử dụng trong bộ dụng cụ vá xe và có thể được sử dụng để sữa chữa các lỗ nhỏ. Bất cứ khi nào kiểm tra các lốp của xe hãy để xe trên một bề mặt phẳng, phái trước các lốp xe phải là những mặt phẳng.
Các lốp xe được thiết kế để hoạt động với một áp suất hơi đặc biệt phù hợp với sức nặng của xe. Nếu các lốp xe được bơm quá căng, nó sẽ là nguyên nhân làm cho các lốp xe mau chóng mòn. Việc bơm quá căng có thể cũng là nguyên nhân làm lốp bị hỏng do nổ lớp.
Nếu bơm các bánh xe quá mềm, nó sẽ là nguyên nhân làm cho các bánh xe làm việc quá sức của chính nó và kết quả là hư hỏng bên trong lốp xe. Bánh xe mềm có thể là nguyên nhân làm tiêu hao nhiên liệu do sức cản lăn của xe.
Một thiết bị đo áp suất lốp xe dùng để kiểm tra áp lực bên trong lốp xe. Áp suất lốp xe chính xác là điều cốt yếu để xe hoạt động chính xác và tăng cao tuổi thọ cũng như tính năng tốt nhất.
Một thiết bị đo áp suất được cấu tạo với một màng nhỏ kèm theo một thiết bị đo. Kiểu thiết bị đó có thể khác nhau từ kĩ thuật số đến dạng kim trượt bên trong. Một thiết bị đo áp suất có thể đo chính xác tới +/- 3 PSI, tuy nhiên có những đời mới hơn với những tính năng mới có thể đo chính xác tới +/- PSI.
Nếu các lốp xe trở nên mòn ở mặt trước hoặc mặt sau của lớp, điều đó có nghĩa là có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau. Nếu các bánh xe mòn bên ngoài của lớp thì nó có thể là do sự điều chỉnh góc “ toed-in” hoặc và góc Camber +. Nếu các bánh xe mòn bên trong thì có nghĩa là do sự điều chỉnh ở góc “ Toed out” hoặc góc Camber -.
Có những thứ có thể là nguyên nhân làm lốp mòn không giống như 2 trường hợp trên, đó là hư hỏng ở hệ thống treo, như vậy phải kiểm tra hệ thống treo trước khi thực hiện hiệu chỉnh.
Các vệt lõm của lốp là môt tình trạng do lốp nhanh chóng nảy lên và xuống như lúc lái xe. Nếu các bánh xe có dấu hiệu xuất hiện vệt lõm, điều này có nghĩa là lốp xe không cần bằng một cách chính xác hoặc các phuộc giảm xóc bị hư hỏng làm mất khả năng giữ cứng cho bánh xe, kết quả là xảy ra tình trạng các vệt lõm.
Đo vết mòn lốp xe
Các dạng mòn của lốp xe có thể được kiểm tra với thiết bị đo chiều sâu vỏ lốp xe. Một khi độ sâu là nhỏ nhất so với qui định thì nên thay lốp xe. Hầu hết các lốp xe nên được đảo theo khuyến cáo của nhà chế tạo
Thông thường có ba kiểu đảo lốp xe: Kiểu đảo hướng trước ra sau, sau ra trước; kiểu đảo không theo hướng mà chéo nhau, hoặc đảo luân phiên nhau, như hình bên dưới.
Các dạng đảo lốp
Ở kiểu đảo theo hướng trước sau thì bánh trước được đổi với bánh xe (không chéo nhau). Ở kiểu không theo hướng thì các bánh trước và sau được đổi chéo nhau và cứ nhưu vậy. Sau khi các bánh xe được đảo thì áp suất của bánh xe nên được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo yêu cầu kĩ thuật.
Lốp “ Run Flat”:
Một khái niệm khá mới về cấu tạo của loại lốp “ run flat” nó có thể tiếp tục được lái ở một giới hạn về thời gian khi lốp còn ít hoặc hết hơi. Có hai loại lốp “ run flat”: Một loại cấu tạo gồm có ruột bên trong, được điền đầy hơi và được sử dụng khi lốp chính mất hết hơi.
Một loại lốp “Run Flat”
Một loại lốp “ run flat” khác thì được cấu tạo bởi một lớp cao su, lớp cao su này sẽ đỡ và giữ xe bởi sức nặng của xe, trong một giới hạn về thời gian khi lốp non hơi hoặc hết hơi mà vẫn tiếp tục chạy xe.
Cả hai loại lốp này đều đắt hơn so với lốp nguyên bản. Khi sự phổ biến của các lốp xe tăng lên thì giá cả sẽ trở nên hợp lí hơn bởi vì tiến trình chế tạo có thể được phát triển hiệu quả hơn. Nếu xe được trang bị lốp “run flat” từ nhà sản xuất, thông thường không có lốp dự phòng cho xe.
http://www.oto-hui.com/a3294/nguon-goc-va-cach-lam-viec-cua-lop-xe.html
http://otovnn.net/Home
Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011
Veloster ! Sự pha trộn giửa Coupe & Crossover
Chủng loại Hyundai Veloster 2011
Hãng sản xuất Hyundai Korea
Kích thước ( D x R x C ) ( mm ) 4218 x1790x 1399
Chiều dài cơ sở (mm ) 2649
Khoảng sáng gầm xe ( mm ) 140
Động cơ 1.6 - GDi
Loại nhiên liệu Xăng
Công suất lớn nhất ( PS/rpm ) 140/ 6.300
Mômen xoắn lớn nhất ( Nm/rpm) 170 / 4.850
Tiêu hao nhiên liệu 5,8L/ 100km
Hộp số Tự động 06 cấp
Cớ lốp( Trước/ sau ) 215/ 40 R18
Số cửa/ số chỗ ngồi 03/ 04
Tiện nghi:• Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
• Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD
• Hệ thống chống trơn trượt Winter Mode
• Hệ thống túi khí an toàn: 06 túi khí
• Hộp số tự động 6 cấp, chế độ đi số thể thao
• Hệ thống âm thanh: 08 loa Dimension (2 loa SUB)
• DVD kết nối Bluetooth, USB – AUX
• Tay lái gật gù, trợ lực điện EPS
• Tích hợp phím điều chỉnh âm thanh trên vô lăng
• Chìa khóa thông minh (Smart Key). Nút khởi động Start/stop.
• Nội thất da cao cấp, ghế lái điều khiển điện.
• Chức năng cảnh báo áp suất lốp
• Cảm biến lùi, camera lùi tích hợp trên màn hình trung tâm
• Cửa nóc Panorama. Điều hoà 2 chiều
• Ăng ten ngắn kiểu thể thao. Tay nắm cửa cùng màu với thân xe
• Gương kính điều khiển điện, gương chiếu hậu điện.
• Cửa kính lái cảm ứng vật cản, chống kẹt.
• Gương chiếu hậu trong chống chói ECM
• Cụm đèn hậu LED
• Xin nhan tay gương, đèn phanh thứ 3 trên cao
• La răng đúc 18 inch.
* Màu sắc : Trắng , Đỏ Bordeaux , Vàng , Xanh
Mọi chi tiết xin liên hệ :Trần Viết Nhàn
Email vietnhan158@gmail.com,
Tel :0903 005621-0903 005631, http://www.otovnn.net/Home
Email vietnhan158@gmail.com,
Tel :0903 005621-0903 005631, http://www.otovnn.net/Home
Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011
Nhà thờ ván gỗ, di sản kiến trúc Na Uy
Na Uy là quốc gia duy nhất ở Bắc Âu có nhiều nhà thờ ván gỗ cổ đại được bảo toàn từ thời Trung cổ. Vào thế kỷ XI còn gọi là thời kỳ truyền giáo, trong khi các nước dùng đá để xây dựng những nhà thờ lớn thì Na Uy lại dùng gỗ, áp dụng kỹ thuật đóng thuyền, dựng nhà gỗ và điêu khắc truyền thống từ thời Viking họ đã làm nên những thánh đường nguy nga bằng gỗ. Vào thế kỷ XIII, ở nước này từng đã có 1.200 thánh đường gỗ, tuy nhiên trải qua thiên tai, binh lửa đến nay chỉ còn 28 công trình tồn tại và nó được công nhận là một trong những di sản kiến trúc gỗ độc đáo, hiếm hoi của thế giới.
Nhà thờ ván gỗ cổ nhất ở Na Uy là thánh đường Urnes ở Luster- Sogn og Fjordane nằm bên vịnh Sognefjord, cũng là nhà thờ ván gỗ duy nhất được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1979 nhờ đã gìn giữ được những dấu tích của nghệ thuật Xentơ, truyền thống Viking và cấu trúc không gian La Mã. Nhà thờ này ra đời vào năm 1050, tiền thân nó vốn là nguyện đường của một gia đình quyền quý sau đó được tu bổ khang trang hơn, bên trong được trang trí rất phong phú hình ảnh các con vật có trong cuộc sống thực như: hươu nai, chim câu và con vật thần thoại như rồng, rắn, nhân mã... Kiểu trang trí này mang đậm phong cách Urnes.
Nhà thờ ván gỗ lớn nhất ở Na Uy là thánh đường Heddal ở Notodden - Telemark được xây dựng năm 1147 nhằm vinh danh Đức mẹ Mary. Nó không chỉ là kiệt tác kiến trúc Trung cổ mà Heddal còn là nơi có đông giáo dân nhất vào các buổi lễ. Trong nhà thờ có một chiếc ghế gỗ được điêu khắc tuyệt đẹp từ năm 1200. Có những bức tranh trên tường quý giá như Bữa tiệc cuối cùng, Chúa bị hành hình trên cây thập giá...
Tuy nhiên, nhà thờ ván gỗ được nhiều người thăm viếng và chụp ảnh nhất ở Na Uy lại là thánh đường Borgund - Laerdal cũng nằm cạnh vịnh Sognefjord. Đây là công trình tôn giáo được bảo tồn nguyên vẹn nhất của cả Na Uy và thế giới.
Các thánh đường gỗ của Na Uy có điểm chung là đều tọa lạc trên gò đất cao, rộng dài nhìn ra biển hoặc ở cạnh khúc cong của các dòng sông, vịnh hẹp. Chúng được tạo tác hoàn toàn từ gỗ, gồm cột gỗ, khung gỗ, tường gỗ, mái gỗ (chỉ trừ bản lề và khóa cửa là bằng sắt). Với cột, người ta dùng cây gỗ cổ thụ và với vách, mái dùng ván gỗ to bản được xẻ từ thân gỗ lớn sau đó phơi và sơn dầu cho gỗ chống chịu được sự nứt nẻ và rỗ mọt. Khi xây dựng, các cột gỗ, ván gỗ được làm mộng, đóng chốt hoặc nêm sao cho mỗi khớp nối có thể nở ra, co lại theo nhiệt độ và độ ẩm môi trường từng mùa ở nước này.
Những nhà thờ ván gỗ đầu tiên có cái móng rất yếu, do cọc được đóng xuống đất và vì ẩm thấp mục nát khiến nhà thờ xiêu vẹo. Đến thế kỷ XII, người ta đã cải tiến cách xây dựng bằng cách cho cọc nằm trên mặt đất, gối đầu vào các thanh rằng nằm ngang, và tạo nên các bức tường gỗ bằng các ván gỗ đứng liền nhau lồng vào các khe rãnh giữa thanh rằng. Ở miền tây Na Uy, nhà thờ gỗ có vách làm bằng thanh gỗ dựng đứng như vậy song ở miền Nam và Đông thì nhiều khi vách lại bằng các khối gỗ nằm ngang và chồng lên nhau. Điều ấy đảm bảo nhà thờ khô thoáng và chống được khí hậu lạnh giá.
Mỗi nhà thờ ván gỗ đều được trang trí rất đẹp. Cột, xà, rầm đều được điêu khắc trong đó toàn bộ cửa và đầu mái của thánh đường là đẹp nhất, ở đó có các đầu rồng và con rồng được lặp đi lặp lại cũng như những hàng dây cuốn và lá cây xen kẽ và là hoa văn dân dã, mô típ Viking trước thời kỳ Công giáo cùng nhiều hoa văn của Thiên chúa giáo.
Trong nhà thờ ván gỗ thường không có hàng ghế ngồi, chỉ có một cái tràng kỷ với kích thước khiêm tốn cho người già, ốm yếu, dị tật ngồi tựa, nên phần lớn người ta phải đứng. Trong giáo đường nói chung thường tối, nguồn sáng duy nhất có được là nhờ những khung cửa sổ nhỏ tròn ở dưới mái. Vì vậy, vào đây nhiều người luôn cảm thấy huyền bí, xúc động, có cảm tưởng như sống lại hơi hướng của thời Trung cổ xa xưa.
Tại sao ở Na Uy lại có các nhà thờ ván gỗ độc đáo như vậy? Tất cả đều có căn nguyên lịch sử. Vào thời Trung cổ khi đất nước Na Uy hãy còn chia cắt và bị giặc ngoại xâm, có một chiến binh trẻ Viking vào năm 1015 đã lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Đan Mạch và Thụy Điển thống nhất đất nước và lên làm vua. Đó là đức vua Olav Haraldsson. Ông là người đã mang đạo Cơ Đốc đến Na Uy và cho xây dựng các nhà thờ bằng gỗ khắp nơi. Vì công lao to lớn ông đã được phong anh hùng dân tộc và thánh St.Olav năm 1164. Với đức tin rộng rãi trong dân chúng, đạo Cơ Đốc đã phát triển khắp cả nước. Và các nhà thờ xuất hiện nhanh chóng ngay từ lúc Na Uy bắt đầu có đạo Cơ Đốc. Mỗi địa phương đều xây dựng thánh đường. Lúc này, Na Uy có rất nhiều rừng với nhiều cây cổ thụ lớn và người dân có thói quen ở nhà gỗ nên để nhanh chóng họ đã dùng gỗ, chất liệu nhẹ có thể cầm tay mà lại chắc chắn thay cho đá như ở các nước khác để xây dựng nhà thờ.
Một điều rất thú vị là các nhà thờ ván gỗ Na Uy đã từng bị quên lãng rất lâu và được phát hiện lại vào thế kỷ XIX song không phải nhờ những người theo đạo đi nhà thờ mà là những họa sĩ theo trường phái lãng mạn du chơi. Bấy giờ họ đi tìm những chứng vật của thời đại các anh hùng như lăng mộ, tàu thuyền, chữ viết runes nên đã đến các vịnh biển và làng xóm xa xôi ở phía Tây nước này. Ùa ra trước mặt họ là những thánh đường bằng gỗ sừng sững màu nâu hồng với cấu trúc mái lô xô như những ngọn tháp cao. Khi trở về họ đã mang những hình vẽ phác thảo trình với chính quyền, đặc biệt hai họa sĩ phong cảnh Johan Christian Dahl (1788-1857) người Na Uy và Johannes Flintoe (1787 – 1870) người Đan Mạch đã có công rất lớn trong việc đi sâu tìm hiểu và khuấy động sự quan tâm trong nước lẫn quốc tế đối với những nhà thờ ván gỗ của Na Uy. Theo những hình vẽ phác thảo của ba nhà thờ ván gỗ Urnes, Borgund và Heddal, họa sĩ Johannes Flintoe cho rằng các nhà thờ này rất có thể là tiền thân của nhiều thánh đường lớn ở Bắc Âu. Từ đề xuất của ông, người ta đã có những cuộc thẩm định, đầu tiên là các kiến trúc sư, sau đó là hội bảo tồn các công trình cổ đại của Na Uy và cuối cùng là các nhà lịch sử kiến trúc và mỹ thuật đối với các nhà thờ gỗ trên. Na Uy đã xác nhận được trong 200 năm vào thời trung cổ đã từng có 1200 nhà thờ ván gỗ, cứ trung bình một năm có thêm sáu nhà thờ mới nhưng đến lúc này chỉ còn 28 nhà thờ sống sót qua sự tàn phá của thời gian, sự thiếu hiểu biết về lịch sử và bảo tu cần thiết.
Người ta tin rằng trong thời chiến loạn đã có một số nhà thờ ván gỗ của Na Uy được mang sang dựng ở nước khác hoặc được nước đó học hỏi mà xây dựng mới. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có ba nhà thờ có cấu tạo tương tự nhà thờ ván gỗ Na Uy gồm một ở Thụy Điển, một ở Anh và một ở Ba Lan... song về vẻ đẹp và quy mô vẫn không bằng nguyên mẫu của chúng.
Đến Na Uy, không ai không ghé thăm các nhà thờ ván gỗ cổ kính như Urnes, Heddal, Borgund, Hopperstad, Norse, Al, Lom, Skodvinar, Hylestad... Để được tận hưởng không khí trong lành của núi rừng xanh tươi và tiếng nói của quá khứ vĩ đại vang vọng trong từng góc thánh đường.
Dưới đây là một vài hình ảnh về nhà thờ ván gỗ Heddal, Na Uy
http://saga.vn/Dieulythu/Datnuocconnguoi/23931.saga
http://otovnn.net/Home
Nhà thờ ván gỗ cổ nhất ở Na Uy là thánh đường Urnes ở Luster- Sogn og Fjordane nằm bên vịnh Sognefjord, cũng là nhà thờ ván gỗ duy nhất được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1979 nhờ đã gìn giữ được những dấu tích của nghệ thuật Xentơ, truyền thống Viking và cấu trúc không gian La Mã. Nhà thờ này ra đời vào năm 1050, tiền thân nó vốn là nguyện đường của một gia đình quyền quý sau đó được tu bổ khang trang hơn, bên trong được trang trí rất phong phú hình ảnh các con vật có trong cuộc sống thực như: hươu nai, chim câu và con vật thần thoại như rồng, rắn, nhân mã... Kiểu trang trí này mang đậm phong cách Urnes.
Nhà thờ ván gỗ lớn nhất ở Na Uy là thánh đường Heddal ở Notodden - Telemark được xây dựng năm 1147 nhằm vinh danh Đức mẹ Mary. Nó không chỉ là kiệt tác kiến trúc Trung cổ mà Heddal còn là nơi có đông giáo dân nhất vào các buổi lễ. Trong nhà thờ có một chiếc ghế gỗ được điêu khắc tuyệt đẹp từ năm 1200. Có những bức tranh trên tường quý giá như Bữa tiệc cuối cùng, Chúa bị hành hình trên cây thập giá...
Tuy nhiên, nhà thờ ván gỗ được nhiều người thăm viếng và chụp ảnh nhất ở Na Uy lại là thánh đường Borgund - Laerdal cũng nằm cạnh vịnh Sognefjord. Đây là công trình tôn giáo được bảo tồn nguyên vẹn nhất của cả Na Uy và thế giới.
Các thánh đường gỗ của Na Uy có điểm chung là đều tọa lạc trên gò đất cao, rộng dài nhìn ra biển hoặc ở cạnh khúc cong của các dòng sông, vịnh hẹp. Chúng được tạo tác hoàn toàn từ gỗ, gồm cột gỗ, khung gỗ, tường gỗ, mái gỗ (chỉ trừ bản lề và khóa cửa là bằng sắt). Với cột, người ta dùng cây gỗ cổ thụ và với vách, mái dùng ván gỗ to bản được xẻ từ thân gỗ lớn sau đó phơi và sơn dầu cho gỗ chống chịu được sự nứt nẻ và rỗ mọt. Khi xây dựng, các cột gỗ, ván gỗ được làm mộng, đóng chốt hoặc nêm sao cho mỗi khớp nối có thể nở ra, co lại theo nhiệt độ và độ ẩm môi trường từng mùa ở nước này.
Những nhà thờ ván gỗ đầu tiên có cái móng rất yếu, do cọc được đóng xuống đất và vì ẩm thấp mục nát khiến nhà thờ xiêu vẹo. Đến thế kỷ XII, người ta đã cải tiến cách xây dựng bằng cách cho cọc nằm trên mặt đất, gối đầu vào các thanh rằng nằm ngang, và tạo nên các bức tường gỗ bằng các ván gỗ đứng liền nhau lồng vào các khe rãnh giữa thanh rằng. Ở miền tây Na Uy, nhà thờ gỗ có vách làm bằng thanh gỗ dựng đứng như vậy song ở miền Nam và Đông thì nhiều khi vách lại bằng các khối gỗ nằm ngang và chồng lên nhau. Điều ấy đảm bảo nhà thờ khô thoáng và chống được khí hậu lạnh giá.
Mỗi nhà thờ ván gỗ đều được trang trí rất đẹp. Cột, xà, rầm đều được điêu khắc trong đó toàn bộ cửa và đầu mái của thánh đường là đẹp nhất, ở đó có các đầu rồng và con rồng được lặp đi lặp lại cũng như những hàng dây cuốn và lá cây xen kẽ và là hoa văn dân dã, mô típ Viking trước thời kỳ Công giáo cùng nhiều hoa văn của Thiên chúa giáo.
Trong nhà thờ ván gỗ thường không có hàng ghế ngồi, chỉ có một cái tràng kỷ với kích thước khiêm tốn cho người già, ốm yếu, dị tật ngồi tựa, nên phần lớn người ta phải đứng. Trong giáo đường nói chung thường tối, nguồn sáng duy nhất có được là nhờ những khung cửa sổ nhỏ tròn ở dưới mái. Vì vậy, vào đây nhiều người luôn cảm thấy huyền bí, xúc động, có cảm tưởng như sống lại hơi hướng của thời Trung cổ xa xưa.
Tại sao ở Na Uy lại có các nhà thờ ván gỗ độc đáo như vậy? Tất cả đều có căn nguyên lịch sử. Vào thời Trung cổ khi đất nước Na Uy hãy còn chia cắt và bị giặc ngoại xâm, có một chiến binh trẻ Viking vào năm 1015 đã lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Đan Mạch và Thụy Điển thống nhất đất nước và lên làm vua. Đó là đức vua Olav Haraldsson. Ông là người đã mang đạo Cơ Đốc đến Na Uy và cho xây dựng các nhà thờ bằng gỗ khắp nơi. Vì công lao to lớn ông đã được phong anh hùng dân tộc và thánh St.Olav năm 1164. Với đức tin rộng rãi trong dân chúng, đạo Cơ Đốc đã phát triển khắp cả nước. Và các nhà thờ xuất hiện nhanh chóng ngay từ lúc Na Uy bắt đầu có đạo Cơ Đốc. Mỗi địa phương đều xây dựng thánh đường. Lúc này, Na Uy có rất nhiều rừng với nhiều cây cổ thụ lớn và người dân có thói quen ở nhà gỗ nên để nhanh chóng họ đã dùng gỗ, chất liệu nhẹ có thể cầm tay mà lại chắc chắn thay cho đá như ở các nước khác để xây dựng nhà thờ.
Một điều rất thú vị là các nhà thờ ván gỗ Na Uy đã từng bị quên lãng rất lâu và được phát hiện lại vào thế kỷ XIX song không phải nhờ những người theo đạo đi nhà thờ mà là những họa sĩ theo trường phái lãng mạn du chơi. Bấy giờ họ đi tìm những chứng vật của thời đại các anh hùng như lăng mộ, tàu thuyền, chữ viết runes nên đã đến các vịnh biển và làng xóm xa xôi ở phía Tây nước này. Ùa ra trước mặt họ là những thánh đường bằng gỗ sừng sững màu nâu hồng với cấu trúc mái lô xô như những ngọn tháp cao. Khi trở về họ đã mang những hình vẽ phác thảo trình với chính quyền, đặc biệt hai họa sĩ phong cảnh Johan Christian Dahl (1788-1857) người Na Uy và Johannes Flintoe (1787 – 1870) người Đan Mạch đã có công rất lớn trong việc đi sâu tìm hiểu và khuấy động sự quan tâm trong nước lẫn quốc tế đối với những nhà thờ ván gỗ của Na Uy. Theo những hình vẽ phác thảo của ba nhà thờ ván gỗ Urnes, Borgund và Heddal, họa sĩ Johannes Flintoe cho rằng các nhà thờ này rất có thể là tiền thân của nhiều thánh đường lớn ở Bắc Âu. Từ đề xuất của ông, người ta đã có những cuộc thẩm định, đầu tiên là các kiến trúc sư, sau đó là hội bảo tồn các công trình cổ đại của Na Uy và cuối cùng là các nhà lịch sử kiến trúc và mỹ thuật đối với các nhà thờ gỗ trên. Na Uy đã xác nhận được trong 200 năm vào thời trung cổ đã từng có 1200 nhà thờ ván gỗ, cứ trung bình một năm có thêm sáu nhà thờ mới nhưng đến lúc này chỉ còn 28 nhà thờ sống sót qua sự tàn phá của thời gian, sự thiếu hiểu biết về lịch sử và bảo tu cần thiết.
Người ta tin rằng trong thời chiến loạn đã có một số nhà thờ ván gỗ của Na Uy được mang sang dựng ở nước khác hoặc được nước đó học hỏi mà xây dựng mới. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có ba nhà thờ có cấu tạo tương tự nhà thờ ván gỗ Na Uy gồm một ở Thụy Điển, một ở Anh và một ở Ba Lan... song về vẻ đẹp và quy mô vẫn không bằng nguyên mẫu của chúng.
Đến Na Uy, không ai không ghé thăm các nhà thờ ván gỗ cổ kính như Urnes, Heddal, Borgund, Hopperstad, Norse, Al, Lom, Skodvinar, Hylestad... Để được tận hưởng không khí trong lành của núi rừng xanh tươi và tiếng nói của quá khứ vĩ đại vang vọng trong từng góc thánh đường.
Dưới đây là một vài hình ảnh về nhà thờ ván gỗ Heddal, Na Uy
http://saga.vn/Dieulythu/Datnuocconnguoi/23931.saga
http://otovnn.net/Home
Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011
Kia Morning SLX 2008,2009,2010,2011. Xe đã qua sử dụng
• Hệ thống phanh ABS bốn bánh
• Tay lái điều chỉnh cao thấp, trợ lực lái EPS
• Túi khí ghế lái ,ghế phụ
• Cảm biến lùi, Camera lùi tích hợp trên gương
• Điều hòa tự động
• Hộp số tự động 4 cấp,chế độ số thể thao
• Antenna gắn ngoài kiểu thể thao.
• Gương, kính điều khiển điện, Gương chiếu hậu trong chống chói ECM
• Hệ thống kiểm soát nhiên liệu ECO
• Chìa khóa điều khiển từ xa, Khóa cửa trung tâm
• Đèn gầm
• Ghế lái có bơm ghế(điều chỉnh cao thấp) có bệ đặt tay
• Tựa đầu ghế sau, Ghế sau gập 4/6
• Âm thanh CD, MP3, Audio, AUX, USB
• Larang đúc 15 inch kiểu bông mai
• Đuôi cá, đèn phanh thứ 3 trên cao, Xi nhan trên gương
• Sấy ghế lái và phụ lái
• Ốp Bokis sườn
• Gạt nước mưa kính sau
• Tay mở cửa mạ Crom
• Tay lái điều chỉnh cao thấp, trợ lực lái EPS
• Túi khí ghế lái ,ghế phụ
• Cảm biến lùi, Camera lùi tích hợp trên gương
• Điều hòa tự động
• Hộp số tự động 4 cấp,chế độ số thể thao
• Antenna gắn ngoài kiểu thể thao.
• Gương, kính điều khiển điện, Gương chiếu hậu trong chống chói ECM
• Hệ thống kiểm soát nhiên liệu ECO
• Chìa khóa điều khiển từ xa, Khóa cửa trung tâm
• Đèn gầm
• Ghế lái có bơm ghế(điều chỉnh cao thấp) có bệ đặt tay
• Tựa đầu ghế sau, Ghế sau gập 4/6
• Âm thanh CD, MP3, Audio, AUX, USB
• Larang đúc 15 inch kiểu bông mai
• Đuôi cá, đèn phanh thứ 3 trên cao, Xi nhan trên gương
• Sấy ghế lái và phụ lái
• Ốp Bokis sườn
• Gạt nước mưa kính sau
• Tay mở cửa mạ Crom
Mọi chi tiết xin liên hệ :Trần Viết Nhàn
Email vietnhan158@gmail.com,
Tel :0903 005621-0903 005631, http://www.otovnn.net/Home
Email vietnhan158@gmail.com,
Tel :0903 005621-0903 005631, http://www.otovnn.net/Home
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011
Toyota Camry 2012
Hình ảnh Camry 2012 thế hệ thứ 7 mình chia xẻ với các Bạn
Toyota đả sản xuất & bán được 15 triệu chiếc Camry trên 100 quốc gia kể từ khi em nó tái xuất giang hồ vào năm 1983 . Một con số như mơ .
Em nó được trang bị động cơ 2.5 & 3.5 số tự động 6 cấp có chế độ đi số thể thao ,đạt 178 mã lực / 6000 rpm cho xe gác máy 2.5 . dẫn động bởi cầu trước .
Cho tới bây giờ em nó vẫn giử vững danh hiệu xe bán chạy nhất nước Mỹ .Mình phải bán đất của ông bà để lại ,rước em nó về dinh thôi .
http://www.autoblog.com/2011/08/23/2012-toyota-camry-first-drive-review/
Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011
Cách điều khiển ô tô qua bùn lầy
Nên tận dụng tối đa các các ứng dụng công nghệ an toàn và hỗ trợ trơn trượt trang bị sẵn có trên chiếc xe...
Xã hội phát triển kéo theo quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở mọi miền trên tổ quốc. Từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng lên miền núi, các cung đường lần lượt được đầu tư và nhựa hóa đã góp phần cải thiện cuộc sống đồng thời giảm bớt nỗi vất vả của người dân khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, ở một nơi nào đó, vẫn còn đó những đoạn đường mà chỉ cần nhìn thấy cũng đã ớn lạnh sống lưng vì mặt đường không chỉ “quá” xấu mà còn được bao phủ một lớp bùn lầy trơn trượt. Vậy làm cách nào để điều khiển xế hộp vượt qua “thử thách” có thể gặp phải trên hành trình khám phá mà trước đây chưa bao giờ gặp phải?
Kinh nghiệm cho thấy, khi gặp địa hình phức tạp nhất là nơi mặt đường đất có bùn bao phủ, đừng ngại xuống xe để kiểm tra trước khi quyết định có nên điều khiển xe qua trở ngại này hay quay trở lại để tìm đường khác.
Chỉ một thao tác nhỏ như vậy có thể giúp tiết kiệm được thời gian và kha khá tiền bạc mà bạn hoàn toàn có thể phải mất để sửa chữa hoặc chờ đợi gọi cứu hộ “giải cứu” chiếc xe của mình. Lý giải cho điều này là trong lớp bùn nhầy thường hay có các chướng ngại vật như đá hộc, khúc gỗ, hố sâu hoặc bùn quá nhão làm mất khả năng bám đường của lốp xe.
Bằng trực quan, hoàn toàn có thể đánh giá tương đối mức độ lầy lội và khoảng sáng gầm xe an toàn, độ dốc của mặt đường và chiều rộng sống trâu so với trục ngang giữa hai bánh xe. Nếu chiếc xe bạn đang điều khiển là loại dẫn động cầu trước trong khi gặp chướng ngại vật có thể làm bánh trước bị nhấc khỏi mặt đất hoặc lốp quá mòn thì cách tốt nhất là nên tìm một con đường khác để đến đích kể cả khi quãng đường có dài hơn nhiều.
Sau khi hội tụ các yếu tố trên mà theo chủ quan người điều khiển đã đủ an toàn để vượt qua bùn lầy thì việc cần làm ngay là yêu cầu toàn bộ người đồng hành rời khỏi xe để tải trọng của chiếc xe đạt ở mức thấp nhất.
Trước khi cho xe lăn bánh vào khu vực bùn lầy, nên tận dụng tối đa các các ứng dụng công nghệ an toàn và hỗ trợ trơn trượt được trang bị sẵn. Nên cài cầu sau và khóa hệ thống vi sai trung tâm cùng bộ cài cầu trước trong trường hợp xe có hệ thống này. Đối với các xe có khóa vi sai cho cầu trước và sau, nên nhớ khóa vi sai cầu sau và mở vi sai cầu trước để quá trình điều khiển chính xác hơn.
Đừng quên chuyển cần số về vị trí số 1 nhằm mục đích để xe luôn hoạt động ở chế độ mạnh mẽ nhất. Giữ vững vô-lăng cho xe chạy thẳng và với tốc độ thật chậm để đủ thời gian cảm nhận mức độ trơn trượt và xử lý tình huống theo cách hợp lý nhất.
Khi bánh xe bị trượt, không nên bỏ hẳn chân ga mà giảm một cách từ từ nhằm giữ đà cho xe trong khi độ trượt được giảm xuống. Đừng mất bình tĩnh và nhấn phanh, vì thao tác này chỉ gây thêm rắc rối và rất có thể làm chiếc xe bị quay ngoài khả năng kiểm soát.Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được chiếc xe đang bị dịch chuyển sang ngang đặc biệt ở phần sau của chiếc xe. Khi đó, tránh tất cả các thao tác điều khiển một cách đột ngột trong khi vô-lăng vẫn phải giữ thật thẳng và hạn chế tối đa việc đánh lái không cần thiết.
Khi xe bị quay ngang, bạn phải nhả chân ga và đánh vô-lăng để lấy lại hướng trước khi tiếp tục rà chân ga nhẹ nhàng. Riêng với bùn cứng, bạn có thể đánh tay lái nhẹ sang hai bên khi di chuyển để thành lốp bám vào bùn làm tăng thêm độ ma sát.
Với những đoạn đường có sống trâu lớn, thì cách an toàn nhất là cho xe di chuyển với 1 hàng bánh xe đi trên sống trâu và lúc đó vô-lăng luôn phải giữ chặt nhưng có xu hướng hơi đánh về phía hàng bánh xe đối diện.
Trong trường hợp có dốc hoặc chướng ngại vật cao, bạn nên lưu ý việc tích lũy đà cho xe ở đoạn đường bằng và nhấn ga dứt khoát để xe vượt qua một cách nhanh chóng.
Nếu bánh xe bị trượt và xe có xu hướng giảm dần tốc độ thì coi như bạn đã bị kẹt lại vũng bùn. Tuy nhiên đừng mất bình tĩnh và tăng ga, điều nên làm lúc này là thả hẳn chân ga để xe tự dừng lại. Như vậy, bánh xe sẽ không bị lún sâu vào bùn và việc giải cứu xe sẽ dễ dàng hơn.Khi lái xe xuống dốc có bùn trơn trượt, vẫn giữ ở số 1, không tác động vào bất kỳ bàn đạp nào và cho xe tự di chuyển với tốc độ chậm. Nếu cần phanh xe, thao tác trong trường hợp này phải dứt khoát và không được kéo dài để tránh xe bị khóa bánh dẫn đến mất lái.
Mỗi tình huống và mỗi địa hình thường có những cách xử lý để vượt qua một cách hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc điều khiển xe ở mọi trường hợp bùn đều có những điểm chung nhất định.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà người viết đã trải qua trên những hành trình khám phá đất nước.
Để có những chuyến đi an toàn và nhiều cảm xúc, ngoài những kinh nghiệm và kỹ năng điều khiển xe thuần thục, bạn nên kiểm tra kỹ càng độ an toàn và tìm hiểu trước cung đường sẽ đi để chắc chắn chiếc xe luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy.http://xeexpress.com/forum/cach-dieu-khien-o-to-qua-bun-lay.t36634
http://otovnn.net/Home
Xã hội phát triển kéo theo quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở mọi miền trên tổ quốc. Từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng lên miền núi, các cung đường lần lượt được đầu tư và nhựa hóa đã góp phần cải thiện cuộc sống đồng thời giảm bớt nỗi vất vả của người dân khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, ở một nơi nào đó, vẫn còn đó những đoạn đường mà chỉ cần nhìn thấy cũng đã ớn lạnh sống lưng vì mặt đường không chỉ “quá” xấu mà còn được bao phủ một lớp bùn lầy trơn trượt. Vậy làm cách nào để điều khiển xế hộp vượt qua “thử thách” có thể gặp phải trên hành trình khám phá mà trước đây chưa bao giờ gặp phải?
Kinh nghiệm cho thấy, khi gặp địa hình phức tạp nhất là nơi mặt đường đất có bùn bao phủ, đừng ngại xuống xe để kiểm tra trước khi quyết định có nên điều khiển xe qua trở ngại này hay quay trở lại để tìm đường khác.
Chỉ một thao tác nhỏ như vậy có thể giúp tiết kiệm được thời gian và kha khá tiền bạc mà bạn hoàn toàn có thể phải mất để sửa chữa hoặc chờ đợi gọi cứu hộ “giải cứu” chiếc xe của mình. Lý giải cho điều này là trong lớp bùn nhầy thường hay có các chướng ngại vật như đá hộc, khúc gỗ, hố sâu hoặc bùn quá nhão làm mất khả năng bám đường của lốp xe.
Bằng trực quan, hoàn toàn có thể đánh giá tương đối mức độ lầy lội và khoảng sáng gầm xe an toàn, độ dốc của mặt đường và chiều rộng sống trâu so với trục ngang giữa hai bánh xe. Nếu chiếc xe bạn đang điều khiển là loại dẫn động cầu trước trong khi gặp chướng ngại vật có thể làm bánh trước bị nhấc khỏi mặt đất hoặc lốp quá mòn thì cách tốt nhất là nên tìm một con đường khác để đến đích kể cả khi quãng đường có dài hơn nhiều.
Sau khi hội tụ các yếu tố trên mà theo chủ quan người điều khiển đã đủ an toàn để vượt qua bùn lầy thì việc cần làm ngay là yêu cầu toàn bộ người đồng hành rời khỏi xe để tải trọng của chiếc xe đạt ở mức thấp nhất.
Trước khi cho xe lăn bánh vào khu vực bùn lầy, nên tận dụng tối đa các các ứng dụng công nghệ an toàn và hỗ trợ trơn trượt được trang bị sẵn. Nên cài cầu sau và khóa hệ thống vi sai trung tâm cùng bộ cài cầu trước trong trường hợp xe có hệ thống này. Đối với các xe có khóa vi sai cho cầu trước và sau, nên nhớ khóa vi sai cầu sau và mở vi sai cầu trước để quá trình điều khiển chính xác hơn.
Đừng quên chuyển cần số về vị trí số 1 nhằm mục đích để xe luôn hoạt động ở chế độ mạnh mẽ nhất. Giữ vững vô-lăng cho xe chạy thẳng và với tốc độ thật chậm để đủ thời gian cảm nhận mức độ trơn trượt và xử lý tình huống theo cách hợp lý nhất.
Khi bánh xe bị trượt, không nên bỏ hẳn chân ga mà giảm một cách từ từ nhằm giữ đà cho xe trong khi độ trượt được giảm xuống. Đừng mất bình tĩnh và nhấn phanh, vì thao tác này chỉ gây thêm rắc rối và rất có thể làm chiếc xe bị quay ngoài khả năng kiểm soát.Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được chiếc xe đang bị dịch chuyển sang ngang đặc biệt ở phần sau của chiếc xe. Khi đó, tránh tất cả các thao tác điều khiển một cách đột ngột trong khi vô-lăng vẫn phải giữ thật thẳng và hạn chế tối đa việc đánh lái không cần thiết.
Khi xe bị quay ngang, bạn phải nhả chân ga và đánh vô-lăng để lấy lại hướng trước khi tiếp tục rà chân ga nhẹ nhàng. Riêng với bùn cứng, bạn có thể đánh tay lái nhẹ sang hai bên khi di chuyển để thành lốp bám vào bùn làm tăng thêm độ ma sát.
Với những đoạn đường có sống trâu lớn, thì cách an toàn nhất là cho xe di chuyển với 1 hàng bánh xe đi trên sống trâu và lúc đó vô-lăng luôn phải giữ chặt nhưng có xu hướng hơi đánh về phía hàng bánh xe đối diện.
Trong trường hợp có dốc hoặc chướng ngại vật cao, bạn nên lưu ý việc tích lũy đà cho xe ở đoạn đường bằng và nhấn ga dứt khoát để xe vượt qua một cách nhanh chóng.
Nếu bánh xe bị trượt và xe có xu hướng giảm dần tốc độ thì coi như bạn đã bị kẹt lại vũng bùn. Tuy nhiên đừng mất bình tĩnh và tăng ga, điều nên làm lúc này là thả hẳn chân ga để xe tự dừng lại. Như vậy, bánh xe sẽ không bị lún sâu vào bùn và việc giải cứu xe sẽ dễ dàng hơn.Khi lái xe xuống dốc có bùn trơn trượt, vẫn giữ ở số 1, không tác động vào bất kỳ bàn đạp nào và cho xe tự di chuyển với tốc độ chậm. Nếu cần phanh xe, thao tác trong trường hợp này phải dứt khoát và không được kéo dài để tránh xe bị khóa bánh dẫn đến mất lái.
Mỗi tình huống và mỗi địa hình thường có những cách xử lý để vượt qua một cách hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc điều khiển xe ở mọi trường hợp bùn đều có những điểm chung nhất định.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà người viết đã trải qua trên những hành trình khám phá đất nước.
Để có những chuyến đi an toàn và nhiều cảm xúc, ngoài những kinh nghiệm và kỹ năng điều khiển xe thuần thục, bạn nên kiểm tra kỹ càng độ an toàn và tìm hiểu trước cung đường sẽ đi để chắc chắn chiếc xe luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy.http://xeexpress.com/forum/cach-dieu-khien-o-to-qua-bun-lay.t36634
http://otovnn.net/Home
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011
Kia Cerato 2011 full option
Chủng loại Kia CERATO 1.6 AT
Hãng sản xuất Kia Hàn Quốc
Giá ( USD )
Kích thước ( D x R x C )4.530 x 1.775 x 1.460
Chiều dài cơ sở ( mm )2.650
Tự trọng/ Tổng trọng lượng ( Kg )1.187/1.1495
Dung tích xi lanh1.6 L - I4 CVVT
Hộp sốHộp số tự động 4 cấp – Chế độ số thể thao
Công suất lớn nhất (ps/rpm)124/6.300
Momen xoắn lớn nhất (kg.m/rpm)15,9/4.300
Cỡ lốp (trước/sau)215/45 R17
Dung tích bình nhiên liệu52 L
Loại nhiên liệuXăng
Số cửa/Chỗ ngồi04/05
Nét đặc trưng riêng biệt Kia Cerato 1.6AT
- Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
- Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD
- 10 túi khí an toàn
- Hộp số tự động 4 cấp, chế độ đi số thể thao, chuyển số trên vô lăng.
- Nội thất da đen cao cấp, sấy hàng ghế trước, tựa đầu hàng ghế sau, tựa đầu hàng ghế trước kiểu đa điểm bảo vệ đốt sống cổ.
- Hệ thống âm thanh CD 06 đĩa, MP3, cổng kết nối USB, AUX
- Tích hợp phím điều chỉnh âm thanh trên vô lăng
- Chìa khóa điều khiển từ xa thông minh (Smart Key). Nút khởi động start/stop
- Gương kính điều khiển điện, gương chiếu hậu gập điện. Kính lái UV chống tia cực tím, Gương chiếu hậu trong chống chói ECM
- Cửa kính lái cảm ứng vật cản, 1 chạm, chống kẹt.
- Vô lăng điều chỉnh cao thấp – thò thụt, Trợ lực lái EPS.
- Điều hòa tự động, Cửa sổ trời
- Đèn pha chiếu sáng tự động, đèn gầm
- La răng đúc hợp kim nhôm, 17 inch
- Đồng hồ hành trình hiển thị đa chức năng, Khóa cửa trung tâm.
- Cảm biến lùi đa điểm, thông minh, hiển thị vạch trên đồng hồ hành trình, camera lùi.
- Nội thất sơn màu ghi xám ( Bảng táp lô trung tâm, Vô lăng, cánh cửa ), cánh cửa ốp da đen
- Xi nhan tay gương, đèn phanh thứ 3 trên cao
- Tay mở cửa mạ Crom , Ống xả thiết kế kiểu thể thao,
Mọi chi tiết xin liên hệ :Trần Viết Nhàn Email vietnhan158@gmail.com,
Tel :0903 005621-0903 005631, http://www.otovnn.net/Home
Hãng sản xuất Kia Hàn Quốc
Giá ( USD )
Kích thước ( D x R x C )4.530 x 1.775 x 1.460
Chiều dài cơ sở ( mm )2.650
Tự trọng/ Tổng trọng lượng ( Kg )1.187/1.1495
Dung tích xi lanh1.6 L - I4 CVVT
Hộp sốHộp số tự động 4 cấp – Chế độ số thể thao
Công suất lớn nhất (ps/rpm)124/6.300
Momen xoắn lớn nhất (kg.m/rpm)15,9/4.300
Cỡ lốp (trước/sau)215/45 R17
Dung tích bình nhiên liệu52 L
Loại nhiên liệuXăng
Số cửa/Chỗ ngồi04/05
Nét đặc trưng riêng biệt Kia Cerato 1.6AT
- Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
- Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD
- 10 túi khí an toàn
- Hộp số tự động 4 cấp, chế độ đi số thể thao, chuyển số trên vô lăng.
- Nội thất da đen cao cấp, sấy hàng ghế trước, tựa đầu hàng ghế sau, tựa đầu hàng ghế trước kiểu đa điểm bảo vệ đốt sống cổ.
- Hệ thống âm thanh CD 06 đĩa, MP3, cổng kết nối USB, AUX
- Tích hợp phím điều chỉnh âm thanh trên vô lăng
- Chìa khóa điều khiển từ xa thông minh (Smart Key). Nút khởi động start/stop
- Gương kính điều khiển điện, gương chiếu hậu gập điện. Kính lái UV chống tia cực tím, Gương chiếu hậu trong chống chói ECM
- Cửa kính lái cảm ứng vật cản, 1 chạm, chống kẹt.
- Vô lăng điều chỉnh cao thấp – thò thụt, Trợ lực lái EPS.
- Điều hòa tự động, Cửa sổ trời
- Đèn pha chiếu sáng tự động, đèn gầm
- La răng đúc hợp kim nhôm, 17 inch
- Đồng hồ hành trình hiển thị đa chức năng, Khóa cửa trung tâm.
- Cảm biến lùi đa điểm, thông minh, hiển thị vạch trên đồng hồ hành trình, camera lùi.
- Nội thất sơn màu ghi xám ( Bảng táp lô trung tâm, Vô lăng, cánh cửa ), cánh cửa ốp da đen
- Xi nhan tay gương, đèn phanh thứ 3 trên cao
- Tay mở cửa mạ Crom , Ống xả thiết kế kiểu thể thao,
Mọi chi tiết xin liên hệ :Trần Viết Nhàn Email vietnhan158@gmail.com,
Tel :0903 005621-0903 005631, http://www.otovnn.net/Home
Thay bộ lọc khí trong xe
Lọc khí (Air Filter) chỉ là một bộ phận đơn giản nhưng rất quan trọng cho xe, không khác cái lỗ mũi quan trọng đối với con người.
1. Bộ lọc khí là gì?
Sở dĩ phải gọi rõ tên bộ lọc khí là vì ngoài nó ra, xe hơi còn có một bộ lọc khác, đó là lọc xăng (fuel filter). Nhưng lọc xăng chưa phải là đề tài chúng ta nói tới ở đây.
Nói về lọc khí cũng có 2 thứ: Một là lọc khí trong đầu máy (engine air filter), hai là lọc khí trong khoang hành khách (cabin air filter). Hôm nay, xin nói đến bộ lọc để đưa khí vào trong đầu máy.
Cũng như con người cần dưỡng khí cho buồng phổi, chiếc xe cũng cần phải có dưỡng khí cho hoạt động cháy nổ trong đầu máy. Không có dưỡng khí - mà chúng ta thường quen gọi là không khí - để thở, bạn cũng như tôi chúng ta đều… xí lắc léo. Cái xe hơi cũng vậy, không có không khí nạp vào, cái xe không nổ máy được. Vậy mà trước nay chúng ta cứ tưởng rằng chỉ cần xăng. Tưởng như vậy thì không khác gì cho rằng em bé ra đời được là chỉ nhờ… người mẹ!
2. Vai trò bộ lọc khí
Xem ra vai trò cái lỗ mũi không phải tầm thường, chúng ta cần bỏ chút thời giờ để nghiên cứu và chăm sóc. Trước tiên, mở nắp đậy đầu máy, bạn có thể nhận ngay ra một cái ống cao su khá lớn, một đầu nối với máy, đầu kia thông ra ngoài trời để lấy không khí. Nhưng không khí hút qua ống chưa thể chạy thẳng vào xi lanh ngay. Trước khi được “tiến cung”, cái khối không khí tạp nhạp đó phải được sàng lọc sạch sẽ đã. Đó chính là nhiệm vụ của bộ lọc, một dụng cụ bằng giấy, vải hoặc “xốp”, được xếp lại thành nhiều nếp để tăng cường diện tích sàng lọc. Rác rến theo khí trời vào ống, bị giữ lại tại đây, để cho luồng khí sạch theo các khe xốp tiến vào, hòa với xăng làm thành một hỗn hợp cháy nổ và thực hiện chức năng đầu máy….
Rác rến tích lũy lâu ngày chầy tháng, bít luôn các “khe thở” trên màng xốp khiến không khí không thể lọt qua, hoặc chỉ lọt qua một phần rất ít, không cân xứng với xăng để tạo thành một hỗn hợp đúng mức… gây ra tình trạng máy xe không nổ, hoặc cháy nổ không “tới”, xe không dọt mà lại hao xăng. Bạn có thể kiểm tra việc này bằng cách nhờ người nổ máy rồi ra sau xe đứng nhìn vào ống bô: Làn khói xịt ra bình thường là màu trắng, bây giờ có màu đen, sờ vào thấy ươn ướt, là vì còn lẫn nhiều xăng “sống” do cháy chưa hết thì đã bị thải ra. Thời buổi này, bỏ tiền mua xăng đã đau mà còn phải chịu tiền xăng “sống” trong khí thải nữa thì thật là vô lý, thậm vô lý!
3. Thay lọc khí như thế nào?
* “Nghi thức" thay Air Filter
Trước tiên đậu xe dưới bóng mát trên khoảng sân bằng phẳng. Lật nắp đậy đầu máy lên, và dùng que chống cho chắc chắn để cái nắp sắt kềnh càng ấy khỏi rơi xuống đầu bạn trong lúc đang lui cui làm việc. Để cho máy xe nguội hẳn rồi bắt đầu ra tay.
Trong khi chờ máy nguội thì vào nhà lấy ra những dụng cụ sau: Một con dao cạnh mỏng, 2 cái tuộc-vít cỡ trung – một mũi dẹt (standard) và một mũi khế (Philips) – cùng ít giẻ lau tay.
1. Tìm vị trí Air Filter: Air Filter là một cái màng xốp, hình chữ nhật, hoặc cuốn lại thành hình ống tròn, đặt trong một cái hộp bảo vệ. Trong các loại xe cũ, còn dùng kỹ thuật carburetor, các bạn sẽ thấy hộp bảo vệ hình tròn, trông như cái bánh “đô nất” lớn. Nay thì loại “đô nất” ấy đã thất truyền rồi, trong các đời xe bây giờ, bạn sẽ thấy một cái hộp hình vuông hoặc chữ nhật, gồ lưng lên gần giữa khoang đầu máy, hoặc có thể nghiêng về phía thành xe. Cứ thấy cái hộp nào lớn nhất, không phải kim loại, nối với một ống dẫn lớn một đầu vào máy một đầu chỉa ra ngoài trời, thì là chính nó.
2. Mở hộp đựng Air Filter: Hộp đựng Air Filter được gắn bằng mấy cái móc bấm (clip) kim loại khá lớn. Kê cạnh dao hoặc tuộc-vít đầu dẹt vào móc, nẩy nó ra. Nẩy hết móc bấm chạy quanh chu vi hộp là bạn có thể lấy nắp hộp ra được rồi.
Nếu nhà sản xuất không gắn hộp bằng Clip mà bằng vít dài thì cũng vậy: Dùng tuộc-vít để xoáy chúng ra, rồi “nẩy” nắp hộp lên.
Bạn sẽ nhìn thấy cái Air Filter an vị bên trong, được chế tạo bằng xốp hoặc giấy đặc biệt màu trắng, vàng, cam hoặc đỏ, với nhiều vệt bẩn hoặc bụi nám lỗ chỗ.
3. Lôi Air Filter ra, để kiểm tra xem nó đã bẩn đến mức nào. Soi ra ánh sáng mặt trời. Để cách xa mặt khoảng một tầm tay, rồi bẻ cong lên để cho các kẽ giấy xòe ra như những trang giấy trong một cuốn sách, rồi nhìn vào các khe kẽ đó. Có thấy bụi bậm vào dầu nhớt đóng nhiều trong đó không? Rồi nhìn thẳng, xem mầu giấy vàng nguyên thủy có dơ bẩn nhiều ở trung tâm hay không?
Nhìn xem cho biết thôi, chứ từ ngày mua xe đến giờ đã vài ba năm mà hôm nay mới biết mặt cái Air Filter lần đầu, thì cũng nên thay đi thôi, tốn kém chừng 10 đến 15 Mỹ kim chứ không bao nhiêu.
4. Tạm đậy nắp hộp lại, và bỏ cái Air Filter cũ vào giỏ, cầm ra ngoài tiệm Auto Parts để mua một cái giống hệt như vậy mang về. Quên chưa nói với bạn là, mình có thể dùng chính cái xe ấy - không có Air Filter - để lái ra Auto Parts cũng được. Đi một quãng ngắn thì không sao.
Bởi vì mai kia chúng ta sẽ nói đến việc thay Lọc Xăng (fuel filter), vậy nhân tiện xin nhắn trước với bạn rằng: Chạy xe thiếu Air Filter một chút thì được, nhưng thiếu Fuel Filter chỉ một giây cũng không được đâu nhé.
5. Lắp Air Filter mới vào xe: Lại mở nắp máy lên, để nguội, mở hộp chứa Air Filter và lắp Air Filter mới vào vị trí, rồi cài Clip hoặc xoáy ốc trở lại. Vậy là xong, đúng là dễ dàng lắm, phải không?
* Thay Air Filter bao lâu một lần?
Các bạn có thể coi lại sách Cẩm Nang Chủ Xe (Driver’s Handbook) để biết nhà sản xuất muốn mình thay bao lâu một lần. Nếu trong sách không đề cập chi tiết đó, thì tốt nhất là bạn nên thay Air Filter mỗi năm (12 tháng) một lần, hoặc sau mỗi 12.000 dặm, tùy trường hợp nào đến trước.
* * *
Bây giờ leo lên xe ngồi lái, bạn sẽ có một cảm giác khác hẳn, chiếc xe thở hít nhẹ nhàng hơn, đạp gas “dọt” hơn, luống khói từ ống bô thải ra có màu trắng chứ không đen màu xăng “sống” nữa. Cũng chẳng lạ, lỗ mũi thở dễ dàng hơn thì đương nhiên, mọi sinh hoạt khác cũng phải trơn tru nhẹ nhàng hơn chứ.
www.oto-hui.com (Haosmith)
http://otovnn.net/Home
1. Bộ lọc khí là gì?
Sở dĩ phải gọi rõ tên bộ lọc khí là vì ngoài nó ra, xe hơi còn có một bộ lọc khác, đó là lọc xăng (fuel filter). Nhưng lọc xăng chưa phải là đề tài chúng ta nói tới ở đây.
Nói về lọc khí cũng có 2 thứ: Một là lọc khí trong đầu máy (engine air filter), hai là lọc khí trong khoang hành khách (cabin air filter). Hôm nay, xin nói đến bộ lọc để đưa khí vào trong đầu máy.
Cũng như con người cần dưỡng khí cho buồng phổi, chiếc xe cũng cần phải có dưỡng khí cho hoạt động cháy nổ trong đầu máy. Không có dưỡng khí - mà chúng ta thường quen gọi là không khí - để thở, bạn cũng như tôi chúng ta đều… xí lắc léo. Cái xe hơi cũng vậy, không có không khí nạp vào, cái xe không nổ máy được. Vậy mà trước nay chúng ta cứ tưởng rằng chỉ cần xăng. Tưởng như vậy thì không khác gì cho rằng em bé ra đời được là chỉ nhờ… người mẹ!
2. Vai trò bộ lọc khí
Xem ra vai trò cái lỗ mũi không phải tầm thường, chúng ta cần bỏ chút thời giờ để nghiên cứu và chăm sóc. Trước tiên, mở nắp đậy đầu máy, bạn có thể nhận ngay ra một cái ống cao su khá lớn, một đầu nối với máy, đầu kia thông ra ngoài trời để lấy không khí. Nhưng không khí hút qua ống chưa thể chạy thẳng vào xi lanh ngay. Trước khi được “tiến cung”, cái khối không khí tạp nhạp đó phải được sàng lọc sạch sẽ đã. Đó chính là nhiệm vụ của bộ lọc, một dụng cụ bằng giấy, vải hoặc “xốp”, được xếp lại thành nhiều nếp để tăng cường diện tích sàng lọc. Rác rến theo khí trời vào ống, bị giữ lại tại đây, để cho luồng khí sạch theo các khe xốp tiến vào, hòa với xăng làm thành một hỗn hợp cháy nổ và thực hiện chức năng đầu máy….
Rác rến tích lũy lâu ngày chầy tháng, bít luôn các “khe thở” trên màng xốp khiến không khí không thể lọt qua, hoặc chỉ lọt qua một phần rất ít, không cân xứng với xăng để tạo thành một hỗn hợp đúng mức… gây ra tình trạng máy xe không nổ, hoặc cháy nổ không “tới”, xe không dọt mà lại hao xăng. Bạn có thể kiểm tra việc này bằng cách nhờ người nổ máy rồi ra sau xe đứng nhìn vào ống bô: Làn khói xịt ra bình thường là màu trắng, bây giờ có màu đen, sờ vào thấy ươn ướt, là vì còn lẫn nhiều xăng “sống” do cháy chưa hết thì đã bị thải ra. Thời buổi này, bỏ tiền mua xăng đã đau mà còn phải chịu tiền xăng “sống” trong khí thải nữa thì thật là vô lý, thậm vô lý!
3. Thay lọc khí như thế nào?
* “Nghi thức" thay Air Filter
Trước tiên đậu xe dưới bóng mát trên khoảng sân bằng phẳng. Lật nắp đậy đầu máy lên, và dùng que chống cho chắc chắn để cái nắp sắt kềnh càng ấy khỏi rơi xuống đầu bạn trong lúc đang lui cui làm việc. Để cho máy xe nguội hẳn rồi bắt đầu ra tay.
Trong khi chờ máy nguội thì vào nhà lấy ra những dụng cụ sau: Một con dao cạnh mỏng, 2 cái tuộc-vít cỡ trung – một mũi dẹt (standard) và một mũi khế (Philips) – cùng ít giẻ lau tay.
1. Tìm vị trí Air Filter: Air Filter là một cái màng xốp, hình chữ nhật, hoặc cuốn lại thành hình ống tròn, đặt trong một cái hộp bảo vệ. Trong các loại xe cũ, còn dùng kỹ thuật carburetor, các bạn sẽ thấy hộp bảo vệ hình tròn, trông như cái bánh “đô nất” lớn. Nay thì loại “đô nất” ấy đã thất truyền rồi, trong các đời xe bây giờ, bạn sẽ thấy một cái hộp hình vuông hoặc chữ nhật, gồ lưng lên gần giữa khoang đầu máy, hoặc có thể nghiêng về phía thành xe. Cứ thấy cái hộp nào lớn nhất, không phải kim loại, nối với một ống dẫn lớn một đầu vào máy một đầu chỉa ra ngoài trời, thì là chính nó.
2. Mở hộp đựng Air Filter: Hộp đựng Air Filter được gắn bằng mấy cái móc bấm (clip) kim loại khá lớn. Kê cạnh dao hoặc tuộc-vít đầu dẹt vào móc, nẩy nó ra. Nẩy hết móc bấm chạy quanh chu vi hộp là bạn có thể lấy nắp hộp ra được rồi.
Nếu nhà sản xuất không gắn hộp bằng Clip mà bằng vít dài thì cũng vậy: Dùng tuộc-vít để xoáy chúng ra, rồi “nẩy” nắp hộp lên.
Bạn sẽ nhìn thấy cái Air Filter an vị bên trong, được chế tạo bằng xốp hoặc giấy đặc biệt màu trắng, vàng, cam hoặc đỏ, với nhiều vệt bẩn hoặc bụi nám lỗ chỗ.
3. Lôi Air Filter ra, để kiểm tra xem nó đã bẩn đến mức nào. Soi ra ánh sáng mặt trời. Để cách xa mặt khoảng một tầm tay, rồi bẻ cong lên để cho các kẽ giấy xòe ra như những trang giấy trong một cuốn sách, rồi nhìn vào các khe kẽ đó. Có thấy bụi bậm vào dầu nhớt đóng nhiều trong đó không? Rồi nhìn thẳng, xem mầu giấy vàng nguyên thủy có dơ bẩn nhiều ở trung tâm hay không?
Nhìn xem cho biết thôi, chứ từ ngày mua xe đến giờ đã vài ba năm mà hôm nay mới biết mặt cái Air Filter lần đầu, thì cũng nên thay đi thôi, tốn kém chừng 10 đến 15 Mỹ kim chứ không bao nhiêu.
4. Tạm đậy nắp hộp lại, và bỏ cái Air Filter cũ vào giỏ, cầm ra ngoài tiệm Auto Parts để mua một cái giống hệt như vậy mang về. Quên chưa nói với bạn là, mình có thể dùng chính cái xe ấy - không có Air Filter - để lái ra Auto Parts cũng được. Đi một quãng ngắn thì không sao.
Bởi vì mai kia chúng ta sẽ nói đến việc thay Lọc Xăng (fuel filter), vậy nhân tiện xin nhắn trước với bạn rằng: Chạy xe thiếu Air Filter một chút thì được, nhưng thiếu Fuel Filter chỉ một giây cũng không được đâu nhé.
5. Lắp Air Filter mới vào xe: Lại mở nắp máy lên, để nguội, mở hộp chứa Air Filter và lắp Air Filter mới vào vị trí, rồi cài Clip hoặc xoáy ốc trở lại. Vậy là xong, đúng là dễ dàng lắm, phải không?
* Thay Air Filter bao lâu một lần?
Các bạn có thể coi lại sách Cẩm Nang Chủ Xe (Driver’s Handbook) để biết nhà sản xuất muốn mình thay bao lâu một lần. Nếu trong sách không đề cập chi tiết đó, thì tốt nhất là bạn nên thay Air Filter mỗi năm (12 tháng) một lần, hoặc sau mỗi 12.000 dặm, tùy trường hợp nào đến trước.
* * *
Bây giờ leo lên xe ngồi lái, bạn sẽ có một cảm giác khác hẳn, chiếc xe thở hít nhẹ nhàng hơn, đạp gas “dọt” hơn, luống khói từ ống bô thải ra có màu trắng chứ không đen màu xăng “sống” nữa. Cũng chẳng lạ, lỗ mũi thở dễ dàng hơn thì đương nhiên, mọi sinh hoạt khác cũng phải trơn tru nhẹ nhàng hơn chứ.
www.oto-hui.com (Haosmith)
http://otovnn.net/Home
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)